Một chuyến đi
Theo thông lệ hằng năm, cứ vào ngày 15 và 16 tháng 11 Âm lịch tại hai ngôi đền Thạch Long và Khánh Thiện thuộc hai thôn Hàm Tân và Hàm Dũng ở Mũi Né, Bình Thuận dân làng lại tổ chức đại lễ Kỳ Yên để tưởng nhớ đến các bậc tiền nhân đã có công khai khẩn và tạo dựng địa danh Mũi Né. Trong số đó có các bậc tiền nhân của dòng họ Nguyễn là: Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Văn Đinh và Nguyễn Văn Búa.
Để tạo điều kiện cho con cháu vào viếng vong linh và mồ mả của các vị, đồng thời chung dự ngày tế lễ, tộc Nguyễn đã cử một số thành viên trong tộc lên đường và Mũi Né. Trong chuyến đi này có tất cả 12 thành viên của 3 phái:
- Phái Bằng Châu - Đập Đá có 7 người, gồm: Ông Nguyễn Đình Lục, Nguyễn Đình Kiểm (đời thứ 7), ông Nguyễn Xung Phong, Nguyễn Đình Lý, Nguyễn Quốc Thụy, Nguyễn Đình Phương (đời thứ 8), Nguyễn Văn Hoàng (đời thứ 9).
- Phái Càng Rang gồm có: Nguyễn Xuân Bình, Nguyễn Xuân Đạt, Nguyễn Xuân Phin (đời thứ 8), Nguyễn Xuân Hải (đời thứ 9).
- Phái Ông Lập có: Nguyễn Xuân Ký (đời thứ 7) ở An Tây.
Đoàn lên xe hồi 6h sáng ngày 13 tháng 11 Âm lịch và đến Phan Thiết 19h cùng ngày. Ngồi lắc lư trên xe trong suốt quãng đường dài 600km, mọi người trong đoàn đều bơ phờ, mệt mỏi. Tuy nhiên, dù không ai nói ra nhưng trong lòng mọi người đều phấn chấn vì biết mình sắp sửa được diện kiến vong linh của các bậc tiền nhân mà đã hơn 100 năm qua xa cách. Đoàn xuống xe, vào một quán nước, nơi đã có sự chờ sẵn của anh Bình và cháu Hải từ Sài Gòn ra. Chúng tôi uống qua loa cốc nước để giải khát và tiếp tục lên xe thồ trực chỉ nhà cô Thừa (em gái bác Mười Kiểm), ở đó tắm rửa và nghỉ trọ qua đêm.
Sáng hôm sau, ngày 14 tháng 11 Âm lịch, đoàn thuê một chiếc xe đi Mũi Né. Đến nơi, việc đầu tiên của đoàn là gặp chính quyền địa phương để liên hệ về mục đích chuyến đi và nhờ họ tạo điều kiện giúp đỡ. Sau khi nghe đoàn trình bày, chính quyền địa phương đã tích cực hướng dẫn và giúp đỡ. Sau đó, đoàn đi viếng mộ. Xứ biển nắng như thiêu như đốt nhưng đoàn vẫn không ngại, vừa viếng mộ vừa đi tìm thêm mộ của dòng tộc. Trong lần này đoàn đã tìm thêm được một số ngôi mộ mới nằm trong khu di tích Tiền Hiền. Đoàn đã tìm được 15 ngôi mộ nhưng các ngôi mộ đều đã quá cũ và xây bằng vôi cát nên qua thời gian dài đã bị xuống cấp. Chữ viết ở bia mộ không còn nguyên vẹn và rõ ràng nên không thể phân biệt được rach ròi xuất xứ từng ngôi mộ. Sở dĩ đoàn xác định được đó là những ngôi mộ của dòng tộc cũng chỉ dựa vào hình dáng mà ngày xưa ông Đá trở về mô tả.
Rời khỏi khu mộ Tiền Hiền, chúng tôi vào quán ăn trưa rồi tiếp tục đến Đền Thạch Long và Khánh Thiện. Sau khi nghe chúng tôi trình bày nguồn gốc và lai lịch cùng các tư liệu liên quan đến ông Hiệp, ông Đinh, ông Búa, các vị chức sắc rất mừng rỡ và tiếp đón hết sức nồng hậu. Họ đã bố trí cho đoàn nơi ăn, chốn ở và bàn bạc mọi nghi thức và thời gian tế lễ.
Chiều ngày 15 tháng 11 Âm lịch, chúng tôi qua đền Khánh Thiện để dự tế. Đến 15h thì đền bắt đầu khai tế, được sự sắp xếp nên đoàn đã hành lễ trước để còn kịp dự khai tế ở đền Thạch Long. Đoàn dâng lễ, cúng bài và đọc bài văn tưởng niệm vong linh các vị.
Xong việc, chúng tôi quay về đền Thạch Long, nơi đây họ đã bắt đầu khai tế. Đoàn tiếp tục dâng lễ, cúng bái và đọc bài văn tưởng niệm. Đến 17h, đoàn định quay về Phan Thiết nhưng vì lòng nhiệt tình và hiếu khách của ban tổ chức cũng như bà con dân làng, buộc đoàn phải ở lại để dùng chung bữa cơm chiều thân mật. Sau đó, đoàn tạ từ lên xe quay về Phan Thiết để nghỉ đêm và sáng hôm sau quay về nhà.
Qua chuyến đi, đoàn đã nhìn thấy được sự chân thành và biết ơn của những người dân Mũi Né đối với các bậc Tiền Hiền, mà trong đó có cả các bậc tiền nhân của dòng họ Nguyễn, những người đã góp công trong việc xây dựng hình thành địa danh Mũi Né. Với niềm tự hào và kính phục, mọi thành viên trong dòng tộc Nguyễn cần phải phát huy và nhớ mãi.
Để tạo điều kiện cho con cháu vào viếng vong linh và mồ mả của các vị, đồng thời chung dự ngày tế lễ, tộc Nguyễn đã cử một số thành viên trong tộc lên đường và Mũi Né. Trong chuyến đi này có tất cả 12 thành viên của 3 phái:
- Phái Bằng Châu - Đập Đá có 7 người, gồm: Ông Nguyễn Đình Lục, Nguyễn Đình Kiểm (đời thứ 7), ông Nguyễn Xung Phong, Nguyễn Đình Lý, Nguyễn Quốc Thụy, Nguyễn Đình Phương (đời thứ 8), Nguyễn Văn Hoàng (đời thứ 9).
- Phái Càng Rang gồm có: Nguyễn Xuân Bình, Nguyễn Xuân Đạt, Nguyễn Xuân Phin (đời thứ 8), Nguyễn Xuân Hải (đời thứ 9).
- Phái Ông Lập có: Nguyễn Xuân Ký (đời thứ 7) ở An Tây.
Đoàn lên xe hồi 6h sáng ngày 13 tháng 11 Âm lịch và đến Phan Thiết 19h cùng ngày. Ngồi lắc lư trên xe trong suốt quãng đường dài 600km, mọi người trong đoàn đều bơ phờ, mệt mỏi. Tuy nhiên, dù không ai nói ra nhưng trong lòng mọi người đều phấn chấn vì biết mình sắp sửa được diện kiến vong linh của các bậc tiền nhân mà đã hơn 100 năm qua xa cách. Đoàn xuống xe, vào một quán nước, nơi đã có sự chờ sẵn của anh Bình và cháu Hải từ Sài Gòn ra. Chúng tôi uống qua loa cốc nước để giải khát và tiếp tục lên xe thồ trực chỉ nhà cô Thừa (em gái bác Mười Kiểm), ở đó tắm rửa và nghỉ trọ qua đêm.
Sáng hôm sau, ngày 14 tháng 11 Âm lịch, đoàn thuê một chiếc xe đi Mũi Né. Đến nơi, việc đầu tiên của đoàn là gặp chính quyền địa phương để liên hệ về mục đích chuyến đi và nhờ họ tạo điều kiện giúp đỡ. Sau khi nghe đoàn trình bày, chính quyền địa phương đã tích cực hướng dẫn và giúp đỡ. Sau đó, đoàn đi viếng mộ. Xứ biển nắng như thiêu như đốt nhưng đoàn vẫn không ngại, vừa viếng mộ vừa đi tìm thêm mộ của dòng tộc. Trong lần này đoàn đã tìm thêm được một số ngôi mộ mới nằm trong khu di tích Tiền Hiền. Đoàn đã tìm được 15 ngôi mộ nhưng các ngôi mộ đều đã quá cũ và xây bằng vôi cát nên qua thời gian dài đã bị xuống cấp. Chữ viết ở bia mộ không còn nguyên vẹn và rõ ràng nên không thể phân biệt được rach ròi xuất xứ từng ngôi mộ. Sở dĩ đoàn xác định được đó là những ngôi mộ của dòng tộc cũng chỉ dựa vào hình dáng mà ngày xưa ông Đá trở về mô tả.
Rời khỏi khu mộ Tiền Hiền, chúng tôi vào quán ăn trưa rồi tiếp tục đến Đền Thạch Long và Khánh Thiện. Sau khi nghe chúng tôi trình bày nguồn gốc và lai lịch cùng các tư liệu liên quan đến ông Hiệp, ông Đinh, ông Búa, các vị chức sắc rất mừng rỡ và tiếp đón hết sức nồng hậu. Họ đã bố trí cho đoàn nơi ăn, chốn ở và bàn bạc mọi nghi thức và thời gian tế lễ.
Chiều ngày 15 tháng 11 Âm lịch, chúng tôi qua đền Khánh Thiện để dự tế. Đến 15h thì đền bắt đầu khai tế, được sự sắp xếp nên đoàn đã hành lễ trước để còn kịp dự khai tế ở đền Thạch Long. Đoàn dâng lễ, cúng bài và đọc bài văn tưởng niệm vong linh các vị.
Xong việc, chúng tôi quay về đền Thạch Long, nơi đây họ đã bắt đầu khai tế. Đoàn tiếp tục dâng lễ, cúng bái và đọc bài văn tưởng niệm. Đến 17h, đoàn định quay về Phan Thiết nhưng vì lòng nhiệt tình và hiếu khách của ban tổ chức cũng như bà con dân làng, buộc đoàn phải ở lại để dùng chung bữa cơm chiều thân mật. Sau đó, đoàn tạ từ lên xe quay về Phan Thiết để nghỉ đêm và sáng hôm sau quay về nhà.
Mũi Né, tháng 11/1999 Âm Lịch
Nhận xét
Đăng nhận xét