Nhớ nón Gò Găng
...“ Nhớ nón Gò Găng
Vầng trăng Đập Đá
Sông dài sóng cả
Người quân tử khăn điều vắt vai”...
Đây là bốn câu thơ của nhà văn Cao Duy Thảo mà trong lời tựa cho tập thơ Cổ tích tình yêu xuất bản từ thời sinh viên của tôi, nhà thơ Thanh Quế đã lầm tưởng là ca dao Bình Định. Mà quả thật, câu thơ như một bài ca dao man mác, gợi nhớ một thời các vị quyền quí uy nghiêm với chiếc nón ngựa, rung reng tiếng lục lạc trên đường làng; những cụ già râu tóc bạc phơ, áo lương, nón chỏm, khăn điều vắt vai... Bây giờ khúc ca dao lắng vào trong những đường chằm cho chiếc nón trắng duyên dáng mỡ màng trở thành nét đặc trưng của cả một dân tộc.
Chiếc nón Gò Găng bây giờ là sự kết hợp hài hoà giữa nón bài thơ xứ Huế và nón ngựa ngày xưa. Nó tiết kiệm được nguyên vật liệu, giảm tính cầu kỳ thái quá, hợp với dân lao động một nắng hai sương. Song, không vì lẽ đó mà mất đi vẻ duyên dáng nên thơ. Ngược lại, với dáng thanh mảnh riêng biệt của mình, nó được nhắc đến nhiều trong thơ ca nhạc hoạ.
Nghề nón Gò Găng có từ thời Tây Sơn Nguyễn Huệ, việc làm nón ngựa hồi ấy (chủ yếu là ở vùng Phú Gia, Kiều Huyên của huyện Phù Cát) rất dày công và tỉ mẩn. Nón được kết bằng những vành tre cật, chuốt nhỏ như tăm, đan thành 3 lớp mê sườn. Bên ngoài phủ lớp lá kè non chằm bằng những mũi chỉ tàu thơm trắng muốt và đều đặn. Trên đỉnh nón được gắn chụp bạc hoặc đồi mồi có chạm trổ long, ly, qui, phụng. Quai nón được làm bằng những dải lụa đỏ hoặc xanh, chỗ dưới cằm có chỏm tua. Ca dao có câu:
Để chằm một chiếc nón ngựa phải mất cả tháng trời công sức. Vì vậy giá thành rất đắt, nó chỉ dành cho những người cao sang quyền quí, những chức sắc quan lại của triều đình. Các vị này thường đội nón lúc cưỡi ngựa cho ra điều oai vệ:
Dần dà theo nhu cầu của giới bình dân, nón ngựa được cải biên thành ngựa đơn, rồi nón buôn, nón chũm rẻ hơn nhiều. Các loại này đều không có chụp, nó được thay bằng những tua ngũ sắc ở chóp nón cho đẹp. Đám cưới ở các vùng làm nón, nhà giàu rước dâu bằng kiệu, chàng rể thì đội nón, đi ngựa. Nhà nào nghèo cũng ráng sắm đôi nón ngựa cho cô dâu chú rể đội đi trong ngày cưới. Vậy nên ca dao Bình Định có câu:
Ngày nay, các cô gái làng nón hầu như ít còn giữ được phương pháp làm nón ngựa nữa. Họ quen với công đoạn nhanh, giản tiện và dễ tiêu thụ của chiếc nón trắng mảnh mai, một sản phẩm của quá trình cải cách lâu dài.
Chiếc nón Gò Găng bây giờ là sự kết hợp hài hoà giữa nón bài thơ xứ Huế và nón ngựa ngày xưa. Nó tiết kiệm được nguyên vật liệu, giảm tính cầu kỳ thái quá, hợp với dân lao động một nắng hai sương. Song, không vì lẽ đó mà mất đi vẻ duyên dáng nên thơ. Ngược lại, với dáng thanh mảnh riêng biệt của mình, nó được nhắc đến nhiều trong thơ ca nhạc hoạ.
Nghề nón Gò Găng có từ thời Tây Sơn Nguyễn Huệ, việc làm nón ngựa hồi ấy (chủ yếu là ở vùng Phú Gia, Kiều Huyên của huyện Phù Cát) rất dày công và tỉ mẩn. Nón được kết bằng những vành tre cật, chuốt nhỏ như tăm, đan thành 3 lớp mê sườn. Bên ngoài phủ lớp lá kè non chằm bằng những mũi chỉ tàu thơm trắng muốt và đều đặn. Trên đỉnh nón được gắn chụp bạc hoặc đồi mồi có chạm trổ long, ly, qui, phụng. Quai nón được làm bằng những dải lụa đỏ hoặc xanh, chỗ dưới cằm có chỏm tua. Ca dao có câu:
Gò Găng bán nón quan hai
Bộ tra quan mốt, bộ quai năm tiền.
Để chằm một chiếc nón ngựa phải mất cả tháng trời công sức. Vì vậy giá thành rất đắt, nó chỉ dành cho những người cao sang quyền quí, những chức sắc quan lại của triều đình. Các vị này thường đội nón lúc cưỡi ngựa cho ra điều oai vệ:
Thầy Chánh nón chụp bạc, áo Tam Giang
Cưỡi ngựa quan làng con gái chạy te
Thầy Lý nón ngựa áo the
Chẳng sợ ngựa đè mà sợ bóng quan.
(Ca dao)
Dần dà theo nhu cầu của giới bình dân, nón ngựa được cải biên thành ngựa đơn, rồi nón buôn, nón chũm rẻ hơn nhiều. Các loại này đều không có chụp, nó được thay bằng những tua ngũ sắc ở chóp nón cho đẹp. Đám cưới ở các vùng làm nón, nhà giàu rước dâu bằng kiệu, chàng rể thì đội nón, đi ngựa. Nhà nào nghèo cũng ráng sắm đôi nón ngựa cho cô dâu chú rể đội đi trong ngày cưới. Vậy nên ca dao Bình Định có câu:
Cưới nàng đôi nón Gò Găng
Xấp lãnh An Thái một khăn trầu nguồn.
Xấp lãnh An Thái một khăn trầu nguồn.
Ngày nay, các cô gái làng nón hầu như ít còn giữ được phương pháp làm nón ngựa nữa. Họ quen với công đoạn nhanh, giản tiện và dễ tiêu thụ của chiếc nón trắng mảnh mai, một sản phẩm của quá trình cải cách lâu dài.
Để làm loại nón này cũng phải qua nhiều công đoạn. Trong đó làm lá là công đoạn khó nhất. Người xưa đã dặn:
Anh về Bình Định ba ngày
Gởi mua chiếc nón, lá dày không mua.
Mỗi nón phải xây vừa 18 - 19 lá ở độ tuổi thích hợp. Nếu lá quá tuổi sẽ dẫn đến màu vàng như nón mắc mưa, thếp lá dày không thanh mảnh; lá nhỏ tuổi thì nhiều gân xanh, làm cho mặt nón thô nhám mất đi vẻ mượt mà dễ cảm.
Đầu mối chính của nghề nón là thị tứ Gò Găng. Nơi đây có một chợ nón lớn, họp thường xuyên từ 3, 4 giờ sáng. Cứ hết một đợt làm được 25 - 30 chiếc thì bà con các vùng phụ cận lại mang nón đến bán và mua sắm vật liệu cho đợt sau.
Ngày xưa chợ Gò Găng nằm ở sát bờ sông La Vĩ, ngay vị trí văn phòng UBND phường Nhơn Thành ngày nay, sau đó chợ dời ra gần ngã ba Gò Găng, xoay mặt lên hướng tây. Cách đây hơn 30 năm chợ lại dời về vị trí như bây giờ. Chợ nón Gò Găng chỉ họp vào ban đêm, bắt đầu từ 3 giờ sáng cho đến 5 giờ sáng thì tan và chỉ bán một thứ duy nhất là chiếc nón lá.
Đây là đầu mối tập trung thu mua nón cho các xã lân cận như: Cát Tân, Cát Trinh (Phù Cát), Nhơn Thành, Nhơn Phong, Nhơn Hậu, Nhơn An và thị trấn Đập Đá (An Nhơn)... Cho tới 3 giờ 30 phút sáng thì chợ trở nên khá nhộn nhịp vì số người đem nón tới chợ mỗi lúc mỗi đông, người ở gần thì đội nón trên đầu đem đến chợ, người ở xa thì chở xe đạp. Đa số những người làm nón, công việc làm nông là chính, còn làm nón là một nghề phụ, lúc nào rảnh rỗi thì chằm để kiếm thêm thu nhập, cải thiện bữa ăn cho gia đình.
Cho đến 4 giờ sáng thì phiên chợ càng đông, mỗi chủ buôn nón đều chuẩn bị một chiếc đèn dầu, khi những người đem nón đến, họ chỉ cần thắp đèn lên xem qua một lần biết được nón tốt, nón xấu và ra giá, cảnh mua bán diễn ra rất nhanh. Hết lượt người này, đến lượt người khác đem nón đến nếu được giá là bán ngay, còn chưa thỏa thuận được giá thì đem tới các chủ buôn nón bên cạnh chừng nào cảm thấy được gía thì bán. Một điều hay là các chủ buôn nón ở đây không hề tranh giành khách lẫn nhau. Cảnh mua bán diễn ra trong một không khí nhộn nhịp, nhưng không có một tiếng cãi cọ hay to tiếng như các phiên chợ khác.
Chợ nón Gò Găng không chỉ là một nét đẹp văn hóa truyền thống mà còn là nơi giữ được nghề truyền thống - nghề làm nón, để từ đây, những chiếc nón Gò Găng Bình Định tỏa đi khắp mọi miền đất nước.
Mỗi tháng Gò Găng có thể cung cấp cho cả nước hơn 50.000 chiếc nón. Tháng ế nhất cũng gần 20.000 chiếc. Trong những năm trước đây, nón Gò Găng còn được xuất sang các nước láng giềng như Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc... dưới dạng cải biên hình thức cho hợp với xứ người. Từ vùng núi cao nguyên mưa nguồn gió dữ đến các miệt vườn Nam Bộ, nón lá Gò Găng đã trở thành vật dụng thân thiết cho mọi người lao động.
Có dịp về lại các vùng quê quanh Gò Găng như: Bình Đức, Tân Nghi, Vĩnh Phú hoặc Phú Thành... chúng ta sẽ được chứng kiến những cảnh nhộn nhịp đầm ấm quanh ánh đèn ban đêm. Cứ 2, 3 nhà, chị em lại tập trung với nhau. Từ các bác các chị phải đeo kính, tựa cột, đến các em học sinh tuổi 15, 17, họ vui vẻ trò chuyện trong tiếng thì thụp của mũi kim chằm nón. Trong một ngày đêm một người làm nón giỏi cũng được 8, 9 chiếc. Với giá thu nhập hiện thời họ có thể góp phần nuôi sống cả gia đình 3, 4 miệng ăn.
Từ trước đến nay, người ta vẫn coi nghề làm nón là nghề phụ không đáng kể. Nhưng với thực tế thì ngược lại. Nghề này rất hợp với chị em phụ nữ ở nông thôn. Sau mùa làm mạ gieo cấy, họ sử dụng thời gian nông nhàn để làm nón. Công việc nhanh có tiền lại không nhiều vốn như các nghề khác. Nói như vậy không phải làm nón là một việc dễ dàng. Để làm được mươi chiếc nón trong ngày, chị em phải ngồi liên tục trong 14 - 15 giờ đồng hồ không nghỉ ngơi. Đôi bàn tay cầm kim phải dùng lực của ngón cái và ngón trỏ để cắm và rút kim, cũng ê ẩm nặng nhọc chẳng khác gì người gánh lúa.
Những cô gái mái tóc trăng tròn xoã bên vành nón, miệt mài với từng mũi kim đường nức, bàn tay mềm mại vuốt lên từng thếp lá như truyền thêm vẻ hấp dẫn cho một nét đẹp dân tộc không dễ dàng chối bỏ. Chính vì vậy mà trong dịp Festival Tây Sơn - Bình Định 2008, nón lá Gò Găng và nón ngựa Kiều Huyên, Cát Tường Phù Cát cũng có hẳn hai gian hàng riêng để giới thiệu sản phẩm và trình diễn cách làm tại Hội Làng nghề truyền thống và Ẩm thực, thu hút sự chú ý của đông đảo khán giả trong cả nước.
Có thể nói, nón Gò Găng đã se duyên cho bao mối tình thi vị. Tao nhân mặc khách làm sao có thể cầm lòng trước mái tóc thề nón nghiêng che nửa mặt, tà áo dài bay kín đáo mà duyên dáng cả một góc trời... Cũng chính từ những hình ảnh của chợ nón quê hương, mà tôi đã viết được bài thơ Chợ Gò Găng để chia sẻ với mọi người về một vẻ đẹp của quê tôi:
Bồng bềnh sương sớm nón Gò Găng em đi
đội trên đầu lăn li vân lá
vàng cây rạ đỏ phên tre
đội trên đầu chồng chồng nón trắng
Chợ Gò Găng phiên sớm lăn tăn bán mua
thì thầm ngọn đèn dầu kẽo kẹt
không leo lét, không ồn ào
vần vũ đổi ngôi sao vẫn nhóm.
Bán chục nón mua trầu mua vôi
mua cau thuốc rễ
mua lá mua chỉ
mua thuốc nhuộm răng
mua chục tán đường về ăn bột nhứt
Mua thêm lưỡi cuốc về xới vườn rau
chờ phiên sau mua cha áo mới
Chợ Gò Găng phiên nào cũng đợi
chàng bán đồ đồng nồi ba nồi bảy
quảy từ Đập Đá qua khỏi Bả Canh
trời lên nửa sào mới ra đầu chợ.
Phiên trước mua nợ nồi ba nấu cơm
bảy đồng chờ mối mai rồi trả
phiên lần phiên lữa chờ mãi không lên
héo trầu khô vôi bắt đền ai đấy!…
Nguồn: Lá rụng buồn tênh của Mai Thìn, NXB HNV 2015
http://maithin.vnweblogs.com
Yukon Gold Casino | Review by Casino Guru
Trả lờiXóaYukon Gold online 바카라 게임 casino review 룰렛사이트 and player feedback. 라이트닝 바카라 Find out everything you need to know about Yukon Gold. 1xbet download Rating: 8.5/10 · Review by 먹튀 없는 사이트 Casino Guru