Quy Nhơn qua thư tịch xưa
Ðất Quy Nhơn nằm bên đầm Thi Nại, nơi hợp lưu, giao hòa giữa sông và biển, định hình từ trong thế đất “thủy khẩu giao nha - răng nanh giao mũi”, từ trên cao nhìn xuống trông như cổ con rùa nằm sát đất, gọi là mũi Cổ Rùa (Quy Cảnh Chủy) có điểm chóp lưỡi cát (mũi Tấn) cùng với gành Hổ (Hổ ky) như hai chiếc răng nanh làm hai cánh cửa cho nước trong đầm Thị Nại theo lớp lang tuôn ra biển. Theo cách nhìn về phong thủy, Quy Nhơn có thế đất tốt, đem lại phồn thịnh, ấm no. Đình làng Chánh Thành. Ảnh tư liệu 1. Quách Tấn ở tác phẩm Nước non Bình Định nhận định Quy Nhơn “… được xây dựng trên đất Thị Nại xưa của Chiêm Thành gồm hai phần chính: Đầm nước mặn và động Kỳ Mang, bao gồm đồn Thạch Kiên (nội thành Quy Nhơn hiện nay)”, buổi đầu có tên thôn Vĩnh Khánh, điểm này trên minh văn Thái Bình hồng chung chùa Long Khánh (1715) có nhắc đến. Theo dòng lịch sử, vào thế kỷ XVII, do luồng lạch bị cạn dần, tàu bè không thể vào đến cảng thị Nước Mặn, trung tâm đô thị vùng ven đầm Thị Nại nhích về phía hạ...