Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu
Thăng hoa nghề truyền thống
20 năm trước, đích thân những vị tiên chỉ của làng nghề tiện gỗ Nhạn Tháp cất công ra Bắc, trân trọng mời những người thợ lành nghề từ làng nghề tiện gỗ nổi tiếng ở các tỉnh Bắc Ninh, Hà Tây cũ (nay là TP Hà Nội), Nam Định... về Bình Định để truyền nghề.
Vừa là thợ cả - giữ vai trò chính trong việc làm nên sản phẩm tinh xảo – họ còn là thầy của rất nhiều thợ tiện địa phương “mộ” nghề. Không chỉ có vậy, nhiều tay thợ lành nghề đất Bắc còn thường xuyên ra Bắc để mời gọi, đón những lứa thợ giỏi tiếp theo vào Bình Định để phát triển nghề nghiệp. Tiếng thơm về đất lành Bình Định đã thu hút được nhiều tay thợ giỏi. Sự thức thời, cầu thị và nhạy bén của nhiều chủ xưởng gia công gỗ mỹ nghệ ở An Nhơn ngày đó, cộng với tinh hoa của các nghệ nhân đất Bắc và sự ham thích, say mê của thợ địa phương đã nhanh chóng đưa làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhạn Tháp thăng hoa nhanh chóng.
Thời cực thịnh của làng nghề là từ năm 2000 đến năm 2006, khi đó các loại gỗ quý như hương, chò, trầm thị, cẩm lai, trắc gai… còn dồi dào và lợi nhuận cao do giá ít cạnh tranh. Sản phẩm chủ lực là lục bình các kiểu, đủ kích cỡ, được khảm ốc trai, khảm ốc xà cừ (lục bình nhỏ) hoặc đục, chạm, lộng bông hoa, muông thú (lục bình lớn). Sản phẩm được tiêu thụ mạnh nhất ở Trung Quốc, qua đường tiểu ngạch ở Móng Cái hay Lạng Sơn. Và nhiều khi, thương nhân Trung Quốc tìm đến tận làng nghề để đặt mẫu.
Cứ vậy, đến năm 2007, làng nghề tiện gỗ không còn bó hẹp ở đất Nhạn Tháp mà nới rộng ra thôn Vân Sơn. Một cộng đồng rộng lớn sống nhờ vào nghề tiện gỗ - từ khâu mua bán nguyên liệu, đến đẽo thô, tiện gỗ, đục chạm, khảm xà cừ, đến chà nhám hoàn thiện rồi phun bóng - đã được hình thành. Với sự phát triển mạnh mẽ này, làng nghề truyền thống tiện gỗ mỹ nghệ Nhạn Tháp chính thức đổi tên thành làng nghề truyền thống tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu và được UBND tỉnh ra quyết định công nhận.
Ông chủ cơ sở đồ gỗ Hùng Huế, anh Trần Văn Tiến Hùng
Ấm áp đất lành
Trong suốt chiều dài phát triển, thợ lành nghề đất Bắc vẫn gắn bó và đầy ân tình với làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ đất Võ. Họ hoặc đưa vợ con ở quê nhà vào đây mua đất, cất nhà, lập nghiệp. Hoặc thương mến con gái xứ Nẫu rồi nên duyên và quyết định chọn nơi đây làm quê hương thứ hai như cái cách mà vùng đất này đã vẫy gọi họ, tạo mọi cơ hội để họ phát triển nghề nghiệp, cuộc sống. Không chỉ thợ đất Bắc, nhiều thợ ở các tỉnh khác như Thừa Thiên - Huế, Gia Lai, Phú Yên... cũng tìm về định cư ở xã Nhơn Hậu và mở cơ sở riêng.
Trong số thợ đất Bắc vào gia công cho các cơ sở đồ gỗ mỹ nghệ và chọn định cư tại làng nghề này, anh Nguyễn Anh Toàn (34 tuổi, quê ở TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) có lẽ là người mở xưởng riêng sớm nhất. 15 năm trước, người thợ trẻ mạnh dạn rời quê, vào miền Trung theo sự chỉ dẫn của lớp thợ đàn anh. Anh “đầu quân” tại cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Thống Loan và gặp người vợ hiện tại của mình - chị Bùi Thị Bích Hữu (33 tuổi, quê ở phường Đập Đá, thị xã An Nhơn) - lúc đó đang là nhân viên kế toán của cơ sở. Kết hôn, anh quyết định mở xưởng riêng, vừa nhận gia công khoán cho cơ sở Thống Loan, vừa làm sản phẩm riêng cho khách hàng khác. Có câu “buôn có bạn, bán có phường”, sự phồn thịnh và tập trung của làng nghề đã giúp những người thợ xa xứ như anh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Đến nay, cơ sở của anh đã có nhiều người đến xin học và làm thợ. Anh cũng có một gia đình nhỏ hạnh phúc với 2 đứa con ngoan.
Mới thành lập được 3 năm nay, cơ sở đồ gỗ Hùng Huế do anh Trần Văn Tiến Hùng (37 tuổi, quê ở thôn Mậu Tài, xã Phú Mậu 1, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế) làm chủ khá phát triển. Hiện, cơ sở của anh có 2 xưởng sản xuất quy mô nhỏ và 10 thợ, học trò. Một số thợ ở TP Quy Nhơn, thị trấn Diêu Trì (huyện Tuy Phước) được anh hỗ trợ ăn, ở.
“Rời Huế, tôi đã đi khắp nơi như Gia Lai, Đắk Lắk... Đến Bình Định, tôi cũng đã lên Tây Sơn làm thợ. Nhưng rồi, cuối cùng lại chọn làng nghề tiện gỗ để dừng chân. Sự phát triển lâu năm của làng nghề hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi như nguyên liệu tập trung, nhu cầu của khách hàng lớn, thương hiệu của làng nghề... để mình phát triển công việc”, anh Hùng chia sẻ.
Trong suốt chiều dài phát triển, thợ lành nghề đất Bắc vẫn gắn bó và đầy ân tình với làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ đất Võ. Họ hoặc đưa vợ con ở quê nhà vào đây mua đất, cất nhà, lập nghiệp. Hoặc thương mến con gái xứ Nẫu rồi nên duyên và quyết định chọn nơi đây làm quê hương thứ hai như cái cách mà vùng đất này đã vẫy gọi họ, tạo mọi cơ hội để họ phát triển nghề nghiệp, cuộc sống. Không chỉ thợ đất Bắc, nhiều thợ ở các tỉnh khác như Thừa Thiên - Huế, Gia Lai, Phú Yên... cũng tìm về định cư ở xã Nhơn Hậu và mở cơ sở riêng.
Trong số thợ đất Bắc vào gia công cho các cơ sở đồ gỗ mỹ nghệ và chọn định cư tại làng nghề này, anh Nguyễn Anh Toàn (34 tuổi, quê ở TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) có lẽ là người mở xưởng riêng sớm nhất. 15 năm trước, người thợ trẻ mạnh dạn rời quê, vào miền Trung theo sự chỉ dẫn của lớp thợ đàn anh. Anh “đầu quân” tại cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Thống Loan và gặp người vợ hiện tại của mình - chị Bùi Thị Bích Hữu (33 tuổi, quê ở phường Đập Đá, thị xã An Nhơn) - lúc đó đang là nhân viên kế toán của cơ sở. Kết hôn, anh quyết định mở xưởng riêng, vừa nhận gia công khoán cho cơ sở Thống Loan, vừa làm sản phẩm riêng cho khách hàng khác. Có câu “buôn có bạn, bán có phường”, sự phồn thịnh và tập trung của làng nghề đã giúp những người thợ xa xứ như anh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Đến nay, cơ sở của anh đã có nhiều người đến xin học và làm thợ. Anh cũng có một gia đình nhỏ hạnh phúc với 2 đứa con ngoan.
Mới thành lập được 3 năm nay, cơ sở đồ gỗ Hùng Huế do anh Trần Văn Tiến Hùng (37 tuổi, quê ở thôn Mậu Tài, xã Phú Mậu 1, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế) làm chủ khá phát triển. Hiện, cơ sở của anh có 2 xưởng sản xuất quy mô nhỏ và 10 thợ, học trò. Một số thợ ở TP Quy Nhơn, thị trấn Diêu Trì (huyện Tuy Phước) được anh hỗ trợ ăn, ở.
“Rời Huế, tôi đã đi khắp nơi như Gia Lai, Đắk Lắk... Đến Bình Định, tôi cũng đã lên Tây Sơn làm thợ. Nhưng rồi, cuối cùng lại chọn làng nghề tiện gỗ để dừng chân. Sự phát triển lâu năm của làng nghề hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi như nguyên liệu tập trung, nhu cầu của khách hàng lớn, thương hiệu của làng nghề... để mình phát triển công việc”, anh Hùng chia sẻ.
Điểm đến của lao động trẻ
Trong khi không ít làng nghề truyền thống khác đang thiếu hụt nguồn lao động trẻ thì ở đây người trẻ lại chiếm số đông. Dạo một vòng làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu, chúng tôi dễ dàng bắt gặp hàng trăm thanh niên tuổi từ 16 trở đi đang gò lưng bên các thớ gỗ, mải miết đục đẽo, chạm tỉa... Với thớ gỗ, với hoa văn, họa tiết, những người đang còn ở độ tuổi ham chơi, bốc đồng cũng trở nên nhẫn nại, chỉn chu.
Chúng tôi gặp Trần Thế Định (ở phường Quang Trung, TP Quy Nhơn) đang say sưa đẽo gọt cho bức tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ. 25 tuổi, chàng trai này đã có 6 năm theo nghề. Định kể: “Hồi 19 tuổi, tôi theo bạn ra làng nghề chơi. Nhìn thấy thợ tiện, đục, lộng, tôi thích thú lắm và quyết định xin đi học nghề. Học nghề được hơn một năm, tôi lên Gia Lai làm thợ rồi sau đó quay ngược về làng nghề Nhơn Hậu. Hiện nay, một ngày công của tôi khoảng 250 ngàn đồng. Được hỗ trợ ăn, ở, lại có thu nhập tương đối, tôi và gia đình cảm thấy yên tâm”.
Theo học nghề ở cơ sở đồ gỗ Hùng Huế được nửa tháng nay, Trần Quốc Bảo (20 tuổi, ở phường Đập Đá, thị xã An Nhơn) tỏ ra khá chăm chỉ. Bảo cho biết, mình xin đi học nghề để bớt lông bông với bạn bè, sinh ra nhiều chuyện phiền lòng cha mẹ. Em bảo: “Cái nghề này phải mê thì mới học được. Không mê, không có mắt thẩm mỹ thì dễ chán nghề”.
Cũng với mục đích đi làm cho bớt lông bông, Hoàng Đình Ly (27 tuổi, ở thôn Lũ Phong, xã Yên Ninh, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) rời quê vào học nghề ở xưởng gia công của người bà con tại thôn Nhạn Tháp. Hơn một năm theo đuổi việc đục, khắc, tay nghề của Ly cũng đã kha khá. Ly nói vui: “Cái nghề mới nhìn có vẻ bẩn bẩn bởi suốt ngày ôm lấy khúc gỗ, ngồi bệt trên sàn giữa bao nhiêu là mùn cưa, dăm gỗ. Vậy mà lỡ theo rồi thì cũng ghiền không dứt ra được!”.
Với 10 cơ sở đồ gỗ quy mô lớn, sản xuất khép kín và hơn 100 cơ sở, xưởng sản xuất vừa và nhỏ, làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu đang thu hút hàng ngàn lao động. “Đối với các xưởng đồ gỗ mỹ nghệ lớn, sản xuất khép kín trung bình có khoảng 40 - 50 lao động. Riêng cơ sở quy mô lớn như Thống Loan, ngày đắt hàng, có thể giải quyết việc làm cho khoảng 100 lao động”, ông Giả Văn Thọ, Chủ tịch UBND xã Nhơn Hậu cho biết.
Bà Nguyễn Thị Nhung- chủ cơ sở đồ gỗ mỹ nghệ Lợi Nhung - cho biết thêm, thời điểm nay, khi hàng hóa tương đối chậm, cơ sở của bà có khoảng 40 lao động thường xuyên. Thợ chính được trả công 7 triệu đồng/tháng. Lực lượng chà nhám có thể thu nhập khoảng 3 triệu đồng/tháng. Mức lương khá, công việc ổn định đang là lý do để nhiều lao động trẻ tìm đến, thử sức mình và trở thành lực lượng nối nghề, giữ nghề, góp vào sự phát triển của làng nghề.
Trong khi không ít làng nghề truyền thống khác đang thiếu hụt nguồn lao động trẻ thì ở đây người trẻ lại chiếm số đông. Dạo một vòng làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu, chúng tôi dễ dàng bắt gặp hàng trăm thanh niên tuổi từ 16 trở đi đang gò lưng bên các thớ gỗ, mải miết đục đẽo, chạm tỉa... Với thớ gỗ, với hoa văn, họa tiết, những người đang còn ở độ tuổi ham chơi, bốc đồng cũng trở nên nhẫn nại, chỉn chu.
Chúng tôi gặp Trần Thế Định (ở phường Quang Trung, TP Quy Nhơn) đang say sưa đẽo gọt cho bức tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ. 25 tuổi, chàng trai này đã có 6 năm theo nghề. Định kể: “Hồi 19 tuổi, tôi theo bạn ra làng nghề chơi. Nhìn thấy thợ tiện, đục, lộng, tôi thích thú lắm và quyết định xin đi học nghề. Học nghề được hơn một năm, tôi lên Gia Lai làm thợ rồi sau đó quay ngược về làng nghề Nhơn Hậu. Hiện nay, một ngày công của tôi khoảng 250 ngàn đồng. Được hỗ trợ ăn, ở, lại có thu nhập tương đối, tôi và gia đình cảm thấy yên tâm”.
Theo học nghề ở cơ sở đồ gỗ Hùng Huế được nửa tháng nay, Trần Quốc Bảo (20 tuổi, ở phường Đập Đá, thị xã An Nhơn) tỏ ra khá chăm chỉ. Bảo cho biết, mình xin đi học nghề để bớt lông bông với bạn bè, sinh ra nhiều chuyện phiền lòng cha mẹ. Em bảo: “Cái nghề này phải mê thì mới học được. Không mê, không có mắt thẩm mỹ thì dễ chán nghề”.
Cũng với mục đích đi làm cho bớt lông bông, Hoàng Đình Ly (27 tuổi, ở thôn Lũ Phong, xã Yên Ninh, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) rời quê vào học nghề ở xưởng gia công của người bà con tại thôn Nhạn Tháp. Hơn một năm theo đuổi việc đục, khắc, tay nghề của Ly cũng đã kha khá. Ly nói vui: “Cái nghề mới nhìn có vẻ bẩn bẩn bởi suốt ngày ôm lấy khúc gỗ, ngồi bệt trên sàn giữa bao nhiêu là mùn cưa, dăm gỗ. Vậy mà lỡ theo rồi thì cũng ghiền không dứt ra được!”.
Với 10 cơ sở đồ gỗ quy mô lớn, sản xuất khép kín và hơn 100 cơ sở, xưởng sản xuất vừa và nhỏ, làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu đang thu hút hàng ngàn lao động. “Đối với các xưởng đồ gỗ mỹ nghệ lớn, sản xuất khép kín trung bình có khoảng 40 - 50 lao động. Riêng cơ sở quy mô lớn như Thống Loan, ngày đắt hàng, có thể giải quyết việc làm cho khoảng 100 lao động”, ông Giả Văn Thọ, Chủ tịch UBND xã Nhơn Hậu cho biết.
Bà Nguyễn Thị Nhung- chủ cơ sở đồ gỗ mỹ nghệ Lợi Nhung - cho biết thêm, thời điểm nay, khi hàng hóa tương đối chậm, cơ sở của bà có khoảng 40 lao động thường xuyên. Thợ chính được trả công 7 triệu đồng/tháng. Lực lượng chà nhám có thể thu nhập khoảng 3 triệu đồng/tháng. Mức lương khá, công việc ổn định đang là lý do để nhiều lao động trẻ tìm đến, thử sức mình và trở thành lực lượng nối nghề, giữ nghề, góp vào sự phát triển của làng nghề.
29/11/2015http://www.baobinhdinh.com.vn
Từ năm 2007 đến nay, quỹ khuyến công thị xã, tỉnh và Trung ương đã đầu tư cho làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu để xây dựng cổng làng nghề, hoàn chỉnh đường bê tông; hỗ trợ đào tạo, nâng cao nghề cho khoảng 400 người; hỗ trợ các cơ sở sản xuất của làng nghề tham gia các kỳ hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh... Sắp đến, tỉnh sẽ có quy hoạch khoảng 2ha (sau lưng UBND xã Nhơn Hậu) làm khu sản xuất tập trung cho các hộ cần mặt bằng sản xuất và xây dựng nhà trưng bày sản phẩm phục vụ du khách đến tham quan.
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa