Thành Bình Định
Lịch sử
Trước khi xây thành Bình Định mới, thủ phủ của đất Quy Nhơn nằm tại vị trí Thành Hoàng Đế cũ do Nguyễn Nhạc cho xây dựng làm kinh đô của nhà Tây Sơn thời kỳ đầu. Thành Hoàng Đế cũng là nơi xảy ra nhiều trận đánh giữa nhà Tây Sơn và chúa Nguyễn trong đó có giai đoạn tướng Võ Tánh của chúa Nguyễn phải tự vẫn trong thành Hoàng Đế
Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn năm 1802, thủ phủ của vùng đất Bình Định vẫn nằm ở thành Hoàng Đế cũ. 12 năm sau, tới năm 1814 vua Gia Long quyết định cho dời thủ phủ về hướng nam và gần thành phố Quy Nhơn ngày nay hơn, cách vị trí thành Hoàng Đế cũ khoảng 5km theo hướng đông nam.
Đặc điểm
Trước khi xây thành Bình Định mới, thủ phủ của đất Quy Nhơn nằm tại vị trí Thành Hoàng Đế cũ do Nguyễn Nhạc cho xây dựng làm kinh đô của nhà Tây Sơn thời kỳ đầu. Thành Hoàng Đế cũng là nơi xảy ra nhiều trận đánh giữa nhà Tây Sơn và chúa Nguyễn trong đó có giai đoạn tướng Võ Tánh của chúa Nguyễn phải tự vẫn trong thành Hoàng Đế
Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn năm 1802, thủ phủ của vùng đất Bình Định vẫn nằm ở thành Hoàng Đế cũ. 12 năm sau, tới năm 1814 vua Gia Long quyết định cho dời thủ phủ về hướng nam và gần thành phố Quy Nhơn ngày nay hơn, cách vị trí thành Hoàng Đế cũ khoảng 5km theo hướng đông nam.
Cửa phía Đông thành Bình Định sau khi phục dựng lại - nay thuộc phường Bình Định, thị xã An Nhơn
Thành Bình Định ngày nay chỉ còn là những dấu vết: những mô đất chưa san bằng, chân móng và những mẩu tường còn nằm sâu dưới đất, vì vào năm 1946, hưởng ứng chủ trương tiêu thổ kháng chiến của chính phủ, thành đã bị phá nhưng hình ảnh xa xưa của lối kiến trúc cổ - một chứng tích văn hóa và lịch sử vẫn còn âm vang trong lòng người dân tỉnh Bình Định .
Theo sách Địa dư tỉnh Bình Định của Bùi Văn Lăng, hiệu trưởng trường tiểu học Pháp Việt (trước năm 1945), còn là nhà học giả và nghiên cứu – sách có ghi:
Thành Bình Định tọa lạc giữa hai thôn An Ngãi và Liêm Trực, phủ Qui Nhơn, tỉnh Bình Định. Ngày nay là phường Bình Định. Các mặt thành xây gần đúng hướng Đông Tây Nam Bắc.
Phía Đông giáp quốc lộ số 1, Tây giáp sông Trường Thi, Bắc hướng về tháp Cánh Tiên – xa hơn về phía Đông Bắc là dãy Núi Bà. Phía Nam giáp quốc lộ 19 có dãy Sơn Triều án ngữ. Thành nằm giữa hai nhánh của sông Kôn (Nam Phái và Bắc Phái). Người xưa bảo đó là thế "Lưỡng long triều quy". Thành được che chở nhờ hai nhánh sông trên khiến thành có thế thủ vững chắc. Quốc lộ 1 ở phía Đông và đường giao thông thuận lợi cho việc di chuyển lực lượng vũ trang và kiểm soát việc đi lại của dân chúng. Xung quanh thành đều có đường đi được gọi tên như sau:
Phía Đông là đường Lò Rèn, phía Tây là đường Kim, Nam là đường Cửa Tiền, Bắc là đường Gò Cú chợ Bò. Đường này giáp tiếp với đường từ Gò Bồi đến.
Diện tích thành chừng 100 ha, hình vuông, mỗi cạnh chừng 1 km, chu vi 4 km. Tường thành xây bằng đá ong cỡ lớn (40 cm x 60 cm x 20 cm), kết dính bằng vôi vữa. Bờ tường cao trên 4 m và dày 1,2 m. Xung quanh có đường gần sát chân Thành rộng 4 đến 5 m. Dọc theo thành cứ một quãng có một chỗ lõm vào – đó là những bót gác canh giữ Thành. Chỗ lõm này đủ chỗ cho hai người lính đứng, trú được mưa gió. Bên ngoài là nhà dân.
Muốn vào thành phải đi qua các cửa Đông, Tây, Tiền, Hậu, cửa Hậu bị hư từ lâu, người địa phương bảo là bị sét đánh nên được bịt kín bằng cách đắp mô đất cao dày đến 7 m gọi là Thổ Sơn. Cửa Thành được xây khá cao, đến 8 m, có cửa ra vào bằng gỗ danh mộc, dưới chân có bánh xe đẩy để đóng mở. Trên cổng Thành lợp mái ngói, có bót gác và cả một điếm canh để thay đổi lính theo giờ giấc. Từ trên cửa Thành có thể nhìn bao quát một vùng rộng lớn xung quanh. Tuy tường cao đến gần 5 m nhưng binh sĩ có thể lên xuống dễ dàng bằng những bờ dốc thoai thoải hay bậc cấp. Binh sĩ còn di chuyển cả trên mặt Thành nhờ một dốc thoai thoải hay bậc cấp. Binh sĩ còn di chuyển cả trên mặt Thành nhờ một con đường nối xung quanh rộng đến 5 m. Đó là phương cách bảo vệ Thành ngày xưa.
Trong Thành có nhiều đường chạy ngang dọc song song với tường. Đường chính lát đá cuội – các đường phụ chỉ là đường đất rải sỏi. Từ cửa Đông đi thẳng đến cửa Tây. Hai bên đường trồng toàn là cây gòn. Cây rất lớn, thân to đến ba người ôm. Bóng rợp che mát suốt ngày. Cổng Thành có lính khố đỏ canh gác. Trông họ rất oai, đầu đội nón chóp đỏ, áo nẹp, chân quấn xà cạp. Họ đứng trong bót canh bằng gỗ, tay cầm súng Indochinois của Pháp. Có lẽ chỉ có cửa Đông được mở thường xuyên cho người trong Thành ra vào. Người lạ luôn bị xét hỏi.
Qua khỏi cổng, bên trái là nhà Dây thép (Bưu điện). Thời ấy, rất ít người qua lại. Người ta bảo rằng: nước trong Thành rất độc vì ít người ở và nhiều rễ gòn? Đi sâu vào chừng 100 m, về phía tay phải có đồn lính khố đỏ. Đồn có tường vây quanh. Phía đằng sau là khu gia binh. Bên phải đồn là dinh lãnh binh, cả ngày có lính canh gác. Qua khỏi đồn lính là trường tiểu học Pháp Việt. Trường có 6 lớp: Đồng Ấu, Dự Bị, Sơ Đẳng, Nhì Đệ Nhất, Nhì Đệ Nhị và lớp Nhất… Trường có hai dãy lợp ngói, cửa kính, có cả sân chơi lợp mái. Đối diện trường là tư thất các quan (thư lại) thuộc Dinh Tổng Đốc. Sau trường là nhà lao rối tiếp đến là sân banh (stade), sân banh rất ít hoạt động, chỉ có học sinh chơi và tập thể dục mà thôi.
Qua khỏi đồn lính, rẽ trái, nếu cứ đi thẳng là đến cửa Tiền. Qua khỏi dinh lãnh binh đến ngã tư. Đây là nơi quan yếu gồm các cơ quan đầu não của tỉnh. Dinh Tổng Đốc ở giữa, bên phải là Dinh Bố Chánh, bên trái là Dinh Án Sát, đối diện ba dinh ấy là Hành Cung.
Hành Cung là nơi thâm nghiêm, mặc dù chẳng có người ở nhưng không ai được vào vì xung quanh có tường xây che chắn và có lính gác. Hành Cung khá rộng (20 m x 10 m), kiến trúc theo lối cổ - bên trong khá nhiều cột - cột cao đến 7 hay 8 m, chạm trổ công phu và sơn màu đỏ. Mái ngói uốn cong, có hình rồng trang trí. Chính giữa là ngai vàng, ngai đặt trên bục gỗ cao chừng 0,6 m cũng sơn đỏ. Bốn phía có bốn lọng màu vàng. Hành Cung chỉ mở cổng có một lần vào dịp vua Bảo Đại về kinh lý. Có lẽ năm ấy là năm 1943. Học sinh phải xếp hàng hai bên đường để đón chào. Trước điện vua là sân chầu. Dưới một chân cột có một viên đá xám ghi chữ Hán theo phẩm hàm qui định nơi đứng của từng cấp quan. Phía trước Hành Cung có cột cờ xây bằng đá và xi măng (có lẽ là xây sau), trên có lá cờ đại.
Trường Thi ở về phía tây của Thành, nói là trường nhưng chẳng có trại có nhà gì cả. Đây là một vùng đất thổ chuyên canh đậu, bắp. Phía trước là sông Trường Thi – dòng sông khá rộng, hiền hòa về mùa hè, sôi động về mùa lụt. Có lẽ Trường Thi chỉ còn là một danh từ vì các kỳ thi chữ Hán đã hết từ lâu.
Thành được xây từ đời Gia Long, tính đến năm 1946 – là năm Thành bị phá hoại, thời gian tồn tại gần 120 năm. Tôi có tham gia phá Thành. Mỗi xã được phân chia một đoạn, có qui định thời gian kết thúc. Người tham gia rất đông nên chỉ hơn hai tháng là Thành đã phá xong. Có những tảng đá đến vài chục người khiêng không xuể, phải dùng đòn xeo. Còn đá ong thì gần như đều nhau, mỗi tảng chừng hai người khiêng – gạch ong cỡ (20 x 40 x 60 cm).
Số gạch đá này là của Thành Hoàng Đế được gỡ đem về xây – trước đó có tên Thành Hoàng Đế, Thành được gọi là Đồ Bàn vương quốc Chămpa, xây từ trước, cách Bình Định chừng 5 km.
Phong trào bị đàn áp – người cầm đầu trong đó có tiến sĩ Bùi Sĩ Tạo bị bắt, nên dần bị tan rã. Cho đến năm 1945, Thành lại trở về với Cách mạng Tháng Tám – chính quyền của nhân dân. Ngày nay, Thành Bình Định không còn, nhưng hình ảnh ngày xưa với bao hình ảnh đấu tranh đòi quyền sống và độc lập vẫn còn sống mãi trong lòng người Bình Định .
Theo http://www.baobinhdinh.com.vn/ và http://www.thuvienbinhdinh.com/
Theo sách Địa dư tỉnh Bình Định của Bùi Văn Lăng, hiệu trưởng trường tiểu học Pháp Việt (trước năm 1945), còn là nhà học giả và nghiên cứu – sách có ghi:
Thành Bình Định tọa lạc giữa hai thôn An Ngãi và Liêm Trực, phủ Qui Nhơn, tỉnh Bình Định. Ngày nay là phường Bình Định. Các mặt thành xây gần đúng hướng Đông Tây Nam Bắc.
Phía Đông giáp quốc lộ số 1, Tây giáp sông Trường Thi, Bắc hướng về tháp Cánh Tiên – xa hơn về phía Đông Bắc là dãy Núi Bà. Phía Nam giáp quốc lộ 19 có dãy Sơn Triều án ngữ. Thành nằm giữa hai nhánh của sông Kôn (Nam Phái và Bắc Phái). Người xưa bảo đó là thế "Lưỡng long triều quy". Thành được che chở nhờ hai nhánh sông trên khiến thành có thế thủ vững chắc. Quốc lộ 1 ở phía Đông và đường giao thông thuận lợi cho việc di chuyển lực lượng vũ trang và kiểm soát việc đi lại của dân chúng. Xung quanh thành đều có đường đi được gọi tên như sau:
Phía Đông là đường Lò Rèn, phía Tây là đường Kim, Nam là đường Cửa Tiền, Bắc là đường Gò Cú chợ Bò. Đường này giáp tiếp với đường từ Gò Bồi đến.
Diện tích thành chừng 100 ha, hình vuông, mỗi cạnh chừng 1 km, chu vi 4 km. Tường thành xây bằng đá ong cỡ lớn (40 cm x 60 cm x 20 cm), kết dính bằng vôi vữa. Bờ tường cao trên 4 m và dày 1,2 m. Xung quanh có đường gần sát chân Thành rộng 4 đến 5 m. Dọc theo thành cứ một quãng có một chỗ lõm vào – đó là những bót gác canh giữ Thành. Chỗ lõm này đủ chỗ cho hai người lính đứng, trú được mưa gió. Bên ngoài là nhà dân.
Muốn vào thành phải đi qua các cửa Đông, Tây, Tiền, Hậu, cửa Hậu bị hư từ lâu, người địa phương bảo là bị sét đánh nên được bịt kín bằng cách đắp mô đất cao dày đến 7 m gọi là Thổ Sơn. Cửa Thành được xây khá cao, đến 8 m, có cửa ra vào bằng gỗ danh mộc, dưới chân có bánh xe đẩy để đóng mở. Trên cổng Thành lợp mái ngói, có bót gác và cả một điếm canh để thay đổi lính theo giờ giấc. Từ trên cửa Thành có thể nhìn bao quát một vùng rộng lớn xung quanh. Tuy tường cao đến gần 5 m nhưng binh sĩ có thể lên xuống dễ dàng bằng những bờ dốc thoai thoải hay bậc cấp. Binh sĩ còn di chuyển cả trên mặt Thành nhờ một dốc thoai thoải hay bậc cấp. Binh sĩ còn di chuyển cả trên mặt Thành nhờ một con đường nối xung quanh rộng đến 5 m. Đó là phương cách bảo vệ Thành ngày xưa.
Trong Thành có nhiều đường chạy ngang dọc song song với tường. Đường chính lát đá cuội – các đường phụ chỉ là đường đất rải sỏi. Từ cửa Đông đi thẳng đến cửa Tây. Hai bên đường trồng toàn là cây gòn. Cây rất lớn, thân to đến ba người ôm. Bóng rợp che mát suốt ngày. Cổng Thành có lính khố đỏ canh gác. Trông họ rất oai, đầu đội nón chóp đỏ, áo nẹp, chân quấn xà cạp. Họ đứng trong bót canh bằng gỗ, tay cầm súng Indochinois của Pháp. Có lẽ chỉ có cửa Đông được mở thường xuyên cho người trong Thành ra vào. Người lạ luôn bị xét hỏi.
Qua khỏi cổng, bên trái là nhà Dây thép (Bưu điện). Thời ấy, rất ít người qua lại. Người ta bảo rằng: nước trong Thành rất độc vì ít người ở và nhiều rễ gòn? Đi sâu vào chừng 100 m, về phía tay phải có đồn lính khố đỏ. Đồn có tường vây quanh. Phía đằng sau là khu gia binh. Bên phải đồn là dinh lãnh binh, cả ngày có lính canh gác. Qua khỏi đồn lính là trường tiểu học Pháp Việt. Trường có 6 lớp: Đồng Ấu, Dự Bị, Sơ Đẳng, Nhì Đệ Nhất, Nhì Đệ Nhị và lớp Nhất… Trường có hai dãy lợp ngói, cửa kính, có cả sân chơi lợp mái. Đối diện trường là tư thất các quan (thư lại) thuộc Dinh Tổng Đốc. Sau trường là nhà lao rối tiếp đến là sân banh (stade), sân banh rất ít hoạt động, chỉ có học sinh chơi và tập thể dục mà thôi.
Qua khỏi đồn lính, rẽ trái, nếu cứ đi thẳng là đến cửa Tiền. Qua khỏi dinh lãnh binh đến ngã tư. Đây là nơi quan yếu gồm các cơ quan đầu não của tỉnh. Dinh Tổng Đốc ở giữa, bên phải là Dinh Bố Chánh, bên trái là Dinh Án Sát, đối diện ba dinh ấy là Hành Cung.
Hành Cung là nơi thâm nghiêm, mặc dù chẳng có người ở nhưng không ai được vào vì xung quanh có tường xây che chắn và có lính gác. Hành Cung khá rộng (20 m x 10 m), kiến trúc theo lối cổ - bên trong khá nhiều cột - cột cao đến 7 hay 8 m, chạm trổ công phu và sơn màu đỏ. Mái ngói uốn cong, có hình rồng trang trí. Chính giữa là ngai vàng, ngai đặt trên bục gỗ cao chừng 0,6 m cũng sơn đỏ. Bốn phía có bốn lọng màu vàng. Hành Cung chỉ mở cổng có một lần vào dịp vua Bảo Đại về kinh lý. Có lẽ năm ấy là năm 1943. Học sinh phải xếp hàng hai bên đường để đón chào. Trước điện vua là sân chầu. Dưới một chân cột có một viên đá xám ghi chữ Hán theo phẩm hàm qui định nơi đứng của từng cấp quan. Phía trước Hành Cung có cột cờ xây bằng đá và xi măng (có lẽ là xây sau), trên có lá cờ đại.
Hành cung ở thành Bình Định, nơi đón tiếp nhà vua về nghỉ ngơi, làm việc khi xa giá đến Bình Định vào thời Nguyễn. Ảnh: N.T.Q chụp lại.
Ngoài các dinh kể trên, ngoài Thành còn có Tế xuân đàn – Xã tắc đàn để tổ chức lễ tế trời đất – tế xuân – lễ thần nông. Cũng ngoài Thành, sát cửa Tiền có một bãi đất khá rộng, đến vài mẫu. Đó là nơi tập lính cũng là nơi hành quyết các tội nhân. Nơi đây có một ngôi nhà nhỏ để quan thị sát nghỉ và xem xét lính tập.
Trường Thi ở về phía tây của Thành, nói là trường nhưng chẳng có trại có nhà gì cả. Đây là một vùng đất thổ chuyên canh đậu, bắp. Phía trước là sông Trường Thi – dòng sông khá rộng, hiền hòa về mùa hè, sôi động về mùa lụt. Có lẽ Trường Thi chỉ còn là một danh từ vì các kỳ thi chữ Hán đã hết từ lâu.
Thành được xây từ đời Gia Long, tính đến năm 1946 – là năm Thành bị phá hoại, thời gian tồn tại gần 120 năm. Tôi có tham gia phá Thành. Mỗi xã được phân chia một đoạn, có qui định thời gian kết thúc. Người tham gia rất đông nên chỉ hơn hai tháng là Thành đã phá xong. Có những tảng đá đến vài chục người khiêng không xuể, phải dùng đòn xeo. Còn đá ong thì gần như đều nhau, mỗi tảng chừng hai người khiêng – gạch ong cỡ (20 x 40 x 60 cm).
Số gạch đá này là của Thành Hoàng Đế được gỡ đem về xây – trước đó có tên Thành Hoàng Đế, Thành được gọi là Đồ Bàn vương quốc Chămpa, xây từ trước, cách Bình Định chừng 5 km.
Cửa Đông thành Bình Định (ảnh tư liệu của gia đình ông Thái Doãn Cổn ở thôn An Ngãi, xã Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định). Ảnh: N.T.Q chụp lại.
Năm Mùi, trời hạn hán, mùa màng mất sạch, dân tình đói khổ. Bình Định có "phong trào đồng bào" đòi giảm thuế (cự sưu khất thuế). Dân từ các địa phương trong tỉnh kéo về Thành, nơi cơ quan đầu não của Tỉnh đóng để đòi miễn thuế. Mọi người đều cắt tóc (thời ấy gọi là búi tó), trang bị gậy gộc, lấy cám làm thức ăn. Họ kéo về Thành hò hét và nằm vạ đầy đường rồi kéo xuống Qui Nhơn để đòi quyền sống.
Phong trào bị đàn áp – người cầm đầu trong đó có tiến sĩ Bùi Sĩ Tạo bị bắt, nên dần bị tan rã. Cho đến năm 1945, Thành lại trở về với Cách mạng Tháng Tám – chính quyền của nhân dân. Ngày nay, Thành Bình Định không còn, nhưng hình ảnh ngày xưa với bao hình ảnh đấu tranh đòi quyền sống và độc lập vẫn còn sống mãi trong lòng người Bình Định .
Theo http://www.baobinhdinh.com.vn/ và http://www.thuvienbinhdinh.com/
Nhận xét
Đăng nhận xét