Tháp Thủ Thiện là một ngôi tháp cổ Chămpa ở xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, cách quốc lộ 19 khoảng 1km. Tháp nằm giữa những cánh đồng khô cằn, có rất ít dấu vết của du khách đến thăm, chỉ ngoại trừ một bàn thờ cúng nhỏ nằm bên trong tháp. Có lẽ tháp Thủ Thiện cũng như các tháp chăm khác ở Tây Sơn chỉ được quan tâm bởi các nhà nghiên cứu văn hóa nhất là nghệ thuật Chăm và người dân địa phương đến chăm nom.
Tháp Thủ Thiện được nhà nước công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật Chăm đầu thế kỷ XII, xếp hạng vào 20/1/1995. Nhưng hiện đang bị đổ nát nghiêm trọng, nhiều di tích, cấu trúc của ngọn tháp đã bị thời gian và con người phá hủy. Trong các loại tháp Chàm thì tháp Thủ Thiện thuộc loại thứ hai là các quần thể kiến trúc có mộ tháp trung tâm thờ thần Siva (tương tụ như tháp Cánh Tiên, tháp Thốc Lốc).
Không như một số cụm tháp Chămpa khác, tháp Thủ Thiện chỉ có một ngôi tháp. Trước năm 1985, trên đỉnh tháp Thủ Thiện bị một cây đa đồ sộ mọc lên phủ kín, vào những năm 1980 cả ngôi tháp Thủ Thiện như biến thành một gốc cây đa cổ thụ, không ai dám chặt cây đa này vì cả tháp và cây đều như đã trở thành linh thiêng, điều cũng tương tự với các tháp khác có cây mọc trên.
Tuy nhiên trận bão năm 1985 đổ bộ vào tỉnh Bình Định đã thổi bay cây đa khổng lồ khỏi đỉnh tháp, nhưng rất kỳ lạ là cây đa đổ xuống mà không hề làm hư hại lớn cho tòa tháp cổ này.
Như các ngôi tháp Chăm truyền thống khác, tháp Thủ Thiệm là một kiến trúc tháp tầng vuông gồm thân và ba tầng phía trên mô phỏng than tháp nhưng nhỏ hơn. Trên các mặt tường phía ngoài của than và các tầng tháp được tô điểm bằng các hình tháp nhỏ, đầu cùng các cột ốp góc tường có những hình điêu khắc đá nhô ra, tuy nhiên ở tháp Thủ Thiệm các cột ốp trơn, phẳng và không có hoa văn trang trí, các ô dọc trên tường nằm giữa các cột không những không được chạm khắc hoa văn mà còn biến thành một gờ nổi lớn nhô ra mạnh.
Các cửa giả ở giữa ba mặt tường Tây, Nam, Bắc và cửa ra vào phía Đông đều có hình cung nhọn lớn như mũi giáo khổng lồ phía trên, đầu các cột ốp hợp thành bộ diềm mái nhô ra mạnh, các tháp nhỏ ở góc các tầng mái không còn là một ngôi tháp thu nhỏ nữa mà biến thành một khố hình chóp nhiều tầng. Giống như các ngọn tháp chàm khác, tháp Thủ Thiện cũng rỗng chóp đỉnh ánh sáng có thế chiếu vào bên trong tháp.
Tháp có niên đại xây dựng vào khoảng thế kỷ 11 trong thời kỳ chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định nhưng đậm nét phong cách Bình Định nhiều hơn.
Theo http://vi.wikipedia.org/
Nhận xét
Đăng nhận xét