Thành Hoàng Đế
Cổng chính Tử cấm thành
Theo tài liệu lịch sử để lại cho biết thành Hoàng Đế vốn trước đây là kinh đô của dân tộc Chăm (thế kỷ XI-XV) và có nhiều tên gọi khác nhau: Phật Thệ, Chà Bàn, Đồ Bàn... Thế kỷ XV (1472), vùng đất này sát nhập vào Đại Việt thuộc đạo Thừa Tuyên Quảng Nam. Đơn vị hành chính Quảng Nam Thừa Tuyên thống lĩnh 3 phủ 9 huyện trị sở đặt tại thành Châu Sa (Quảng Ngãi), thành Chà Bàn thuộc huyện Tuy Viễn, phủ Hoài Nhơn. Theo Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú cho biết “Trong phủ có thành Đồ Bàn, là nơi vua cũ nước Chiêm ở đó, lộng lẫy kiên cố nay dấu cũ hãy còn”. Theo Thiên nam tứ chi lộ đồ thư “xã Phú Đa xưa có thành xây bằng gạch gọi là thành Đồ Bàn. Thành vuông mỗi bề dài một dặm. Có 4 cửa. Trong thành có điện, có tháp. Điện đã bị đổ, tháp còn lại 2 tòa gọi là tháp con gái’’. Sách Hoàng Việt địa chí chép rằng ‘’Phú Đa gia có lẽ là phiên âm của tiếng chăm Vijaya, huyện Tuy Viễn, trong thành có 35 toà tháp’’. Sách Đại nam nhất thống chí mô tả ‘’Thành cũ Chà Bàn ở địa phận 3 thôn: Nam Định, Bắc Thuận và Bả Canh về phía đông huyện Tuy Viễn, xưa là quốc đô của Chiêm Thành, chu vi 30 dặm trong thành có tháp cổ, có nghế đá, voi đá đều là của người Chiêm Thành’’...
Tượng voi đá do Martin Hürlimann chụp năm 1926
Thành Hoàng Đế trong lịch sử:
Thành Hoàng Đế tọa lạc trên một vùng gò đồi thuộc xã Nhơn Hậu và thị trấn Đập Đá huyện An Nhơn với cấu trúc 3 lớp thành. Thành ngoại hình chữ nhật, chu vi 7.400m, thành nội chu vi 1.600m, Tử Cấm thành chu vi 600m. Đây là toà thành giữ vai trò quan trọng trong cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, nơi đóng đại bản doanh làm bàn đạp từ đây đánh Nam diệt Bắc. Đây cũng chính là Kinh Đô của chính quyền Trung ương Hoàng Đế Nguyễn Nhạc. Năm 1776, Nguyễn Nhạc cho xây dựng lại toà thành cổ này, đến năm 1802 toà thành mất vai trò lịch sử thì nơi đây có bề đày 25 năm giữ vai trò trọng yếu trong đó có 16 năm là Kinh Đô của Vương triều Trung ương Hoàng Đế Nguyễn Nhạc (1778-1793). Năm 1799, nhà Nguyễn đánh chiếm thành Hoàng Đế, đổi tên là thành Bình Định để Chưởng hậu quân Võ Tánh và Lễ bộ thượng thư Ngô Tùng Châu trấn thủ. Năm 1800, nghĩa quân Tây Sơn vây thành, năm 1801 Võ Tánh và Ngô Tùng Châu tự vẫn. Năm 1802, quân Tây Sơn bỏ thành ra Bắc. Khi Gia Long lên ngôi, nơi đây trở thành dinh Bình Định rồi trấn Bình Định. Năm 1813, dỡ bỏ, triệt hạ các cung điện cũ, lấy vật liệu xây dựng thành mới mang tên thành Bình Định tại thị trấn Bình Định ngày nay. Khu vực lầu Bát Giác được xây dựng miếu Song Trung. Từ ấy thành Hoàng Đế chỉ còn trơ một dãy gò đá, gạch ngổn ngang và lầu Bát Giác thờ Võ Tánh, Ngô Tùng Châu.
Thành Hoàng Đế tọa lạc trên một vùng gò đồi thuộc xã Nhơn Hậu và thị trấn Đập Đá huyện An Nhơn với cấu trúc 3 lớp thành. Thành ngoại hình chữ nhật, chu vi 7.400m, thành nội chu vi 1.600m, Tử Cấm thành chu vi 600m. Đây là toà thành giữ vai trò quan trọng trong cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, nơi đóng đại bản doanh làm bàn đạp từ đây đánh Nam diệt Bắc. Đây cũng chính là Kinh Đô của chính quyền Trung ương Hoàng Đế Nguyễn Nhạc. Năm 1776, Nguyễn Nhạc cho xây dựng lại toà thành cổ này, đến năm 1802 toà thành mất vai trò lịch sử thì nơi đây có bề đày 25 năm giữ vai trò trọng yếu trong đó có 16 năm là Kinh Đô của Vương triều Trung ương Hoàng Đế Nguyễn Nhạc (1778-1793). Năm 1799, nhà Nguyễn đánh chiếm thành Hoàng Đế, đổi tên là thành Bình Định để Chưởng hậu quân Võ Tánh và Lễ bộ thượng thư Ngô Tùng Châu trấn thủ. Năm 1800, nghĩa quân Tây Sơn vây thành, năm 1801 Võ Tánh và Ngô Tùng Châu tự vẫn. Năm 1802, quân Tây Sơn bỏ thành ra Bắc. Khi Gia Long lên ngôi, nơi đây trở thành dinh Bình Định rồi trấn Bình Định. Năm 1813, dỡ bỏ, triệt hạ các cung điện cũ, lấy vật liệu xây dựng thành mới mang tên thành Bình Định tại thị trấn Bình Định ngày nay. Khu vực lầu Bát Giác được xây dựng miếu Song Trung. Từ ấy thành Hoàng Đế chỉ còn trơ một dãy gò đá, gạch ngổn ngang và lầu Bát Giác thờ Võ Tánh, Ngô Tùng Châu.
Lầu Bát Giác thờ Võ Tánh, Ngô Tùng Châu
Nhằm sưu tầm tài liệu góp phần làm cơ sở cho việc phục hồi , trùng tu, tôn tạo thành Hoàng Đế - Kinh Đô của Hoàng Đế Nguyễn Nhạc, lãnh tụ phong trào nông dân Tây Sơn, Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Bảo tàng tổng hợp Bình Định khai quật khảo cổ thành Hoàng Đế lần thứ nhất tháng 9-2004 và lần thứ hai tháng 6-2005. Với diện tích hơn 300m2 qua 2 đợt khai quật, diện mạo kiến trúc thành Hoàng Đế đã được khảo cổ học phát lộ ngày một rõ nét hơn.
Tường Tử cấm thành
Kết quả khai quật năm 2004, tìm thấy một công trình kiến trúc văn hoá - thủy hồ hình vành trăng khuyết dài 17m, rộng 10m còn khá nguyên vẹn, được xây bằng vôi, tường lòng hồ gắn đá, san hô trang trí, và nền móng một kiến trúc, theo sử liệu ghi chép có khả năng nơi đây là dấu tích đền thờ tổ của vua Thái Đức.
Kết quả khai quật năm 2005, phát hiện thêm một hồ bán nguyệt phía đông Tử Cấm Thành, xây đăng đối với hồ bán nguyệt tìm thấy năm 2004, một thủy hồ hình ‘’lá đề ‘’ dài 6m rộng 3m. Khai quật lần này còn làm lộ rõ một cạnh phía Tây Nam của điện Bát Giác - nơi thiết triều của Hoàng Đế Thái Đức. Nền điện, hành lang được bó bằng đá sa thạch (tận dụng đá của Cham pa), và lát gạch vuông khổ 36cm. Chiều dài cạnh nền điện Bát Giác 7m3, chiều dài cạnh hành lang điện là 8m2, trên hành lang có bốn lỗ cột tròn âm xuống nền gạch.
Lâu nay chúng ta chỉ hình dung một kinh thành Hoàng Đế Thái Đức qua khảo tả của tác giả Đồ Bàn Thành ký Nguyễn Văn Hiển, bởi vì tất cả những kiến trúc của Tây Sơn đều bị triệt hạ và chôn vùi. Do vậy, việc hiểu biết thành Hoàng Đế còn rất hạn chế. Với hai đợt khai quật hơn 300m2 là chưa đủ và hiện vật thu được còn quá ít. Thế nhưng kết quả khai quật cho chúng ta một phần diện mạo về kiến trúc cung đình của Thành Hoàng Đế.
Hy vọng trong một tương lai không xa Khảo cổ học sẽ dựng lại mặt bằng kinh thành của một vương triều có công lớn với dân tộc: Thống nhất đất nước sau hơn hai thế kỷ chia cắt.
----------------------------------------------------------
Ảnh từ vệ tinh
Từ kinh đô Đồ Bàn
Cuối thế kỷ thứ X, các vua triều đại Indrapura tiến hành chiến tranh với Đại Cồ Việt, sau đó Đại Việt tiến đánh Champa. Do hậu quả chiến tranh, người Chăm đã dời đô từ Indrapura (Đồng Dương, Quảng Nam) vào Vijaya (Bình Định ngày nay), thành cổ Champa này có rất nhiều tên gọi: Vijaya, Chà Bàn, Xà Bàn, Đồ Bàn… Tên gọi Chà Bàn được lịch sử chép sớm nhất vào thời Lê (1403) và sử dụng nhiều nhất, một số sử liệu về sau gọi là thành Đồ Bàn.
Sách Đại Nam nhất thống chí chép: “Thành cũ Chà Bàn ở địa phận 3 thôn: Nam Định, Bắc Thuận, Bả Canh, về phía Đông – Bắc huyện Tuy Viễn, xưa là quốc đô của Chiêm Thành, chu vi 30 dặm, trong thành có tháp cổ, có nghê đá, voi đá của người Chiêm Thành”.
Năm 1307, kinh đô Đồ Bàn ghi dấu ấn lịch sử quan trọng trong quan hệ Việt – Chăm: vua Champa - Chế Mân cưới công chúa nhà Trần là Huyền Trân, rước về Đồ Bàn, lễ vật cầu hôn là hai châu: Ô, Lý (từ sông Cam Lộ, Quảng Trị đến Hải Vân ngày nay).
Sau này, khi Chế Bồng Nga vị vua hùng mạnh cuối cùng của Champa tử trận trong trận thủy chiến trên sông Luộc (tỉnh Thái Bình ngày nay), vương quốc này suy yếu dần. Đến năm 1471, vua Lê Thánh Tông chiếm Vijaya, sát nhập vùng đất này vào Đại Việt, lập đạo Quảng Nam thừa tuyên. Chấm dứt gần 5 thế kỷ tồn tại của kinh đô Đồ Bàn- nơi định đô lâu nhất trong tiến trình lịch sử của vương quốc Champa.
Năm 1776, sau khi giành thắng lợi từ Phú Yên đến Quảng Nam, Nguyễn Nhạc sửa đắp mở rộng thành Đồ Bàn, đào lấy đá ong xây thành lũy, tạo dựng cung điện. Sách Đại Nam nhất thống chí chép: “Nhạc tiếm xưng Trung ương Hoàng đế, niên hiệu Thái Đức, xây thêm thành cũ Chà Bàn của Chiêm Thành để ở, gọi là thành Hoàng Đế”. Sách Tây Sơn nguyễn thị ký của Nguyễn Văn Hiển được viết sau thời Tây Sơn không xa có chép: “Tây Sơn – Nguyễn Nhạc xây thêm thành Xà Bàn để trú đóng, rồi mệnh danh là thành Hoàng Đế… Đến đời nhà Lê năm Bính Thân (1776), tức niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 37 và Tây Sơn – Nguyễn Nhạc năm thứ 4, bèn nhân đó mà đóng đô, mở rộng cửa Đông dài tới 15 dặm, tường thành được đắp cao rồi xây bằng đá ong, bề cao tới 1 trượng 4 thước, bề dày 2 trượng, mở thêm 1 cửa thành ra 5 cửa; riêng phía trước có 2 cửa, bên tả là cửa Tân Khai, bên hữu là cửa Vệ Môn, tức là cửa Nam xưa của Chiêm Thành mà ông Nhạc vẫn để như cũ, sau vì xét thấy cửa tả hơi lệch phía hữu, vả lại ở phía trước mặt cung thất không tiện cho sự vận chuyển, bèn mở thêm 1 cửa ở phía tả gọi là Khai Môn, còn cửa bên hữu vẫn để nguyên…, phía Tây - Nam có đàn Nam Giao tế trời đất; trong thành xây thành con…”.
Một thương gia người Anh khi đến thăm Nguyễn Nhạc vào giữa năm 1778 cho biết về “thành con” của kinh đô Hoàng Đế như sau: “tường thành phía Đông dài nửa dặm, không thấy có đại bác, lỗ châu mai, tháp canh gì cả. Cũng không thấy có lính canh ở cổng và trên tường thành … Điện chầu lợp ngói, xây cất theo kiểu nhà người Đàng Trong, được chống đỡ bởi những hàng cột bằng gỗ quý…”.
Cuối thế kỷ thứ X, các vua triều đại Indrapura tiến hành chiến tranh với Đại Cồ Việt, sau đó Đại Việt tiến đánh Champa. Do hậu quả chiến tranh, người Chăm đã dời đô từ Indrapura (Đồng Dương, Quảng Nam) vào Vijaya (Bình Định ngày nay), thành cổ Champa này có rất nhiều tên gọi: Vijaya, Chà Bàn, Xà Bàn, Đồ Bàn… Tên gọi Chà Bàn được lịch sử chép sớm nhất vào thời Lê (1403) và sử dụng nhiều nhất, một số sử liệu về sau gọi là thành Đồ Bàn.
Sách Đại Nam nhất thống chí chép: “Thành cũ Chà Bàn ở địa phận 3 thôn: Nam Định, Bắc Thuận, Bả Canh, về phía Đông – Bắc huyện Tuy Viễn, xưa là quốc đô của Chiêm Thành, chu vi 30 dặm, trong thành có tháp cổ, có nghê đá, voi đá của người Chiêm Thành”.
Năm 1307, kinh đô Đồ Bàn ghi dấu ấn lịch sử quan trọng trong quan hệ Việt – Chăm: vua Champa - Chế Mân cưới công chúa nhà Trần là Huyền Trân, rước về Đồ Bàn, lễ vật cầu hôn là hai châu: Ô, Lý (từ sông Cam Lộ, Quảng Trị đến Hải Vân ngày nay).
Sau này, khi Chế Bồng Nga vị vua hùng mạnh cuối cùng của Champa tử trận trong trận thủy chiến trên sông Luộc (tỉnh Thái Bình ngày nay), vương quốc này suy yếu dần. Đến năm 1471, vua Lê Thánh Tông chiếm Vijaya, sát nhập vùng đất này vào Đại Việt, lập đạo Quảng Nam thừa tuyên. Chấm dứt gần 5 thế kỷ tồn tại của kinh đô Đồ Bàn- nơi định đô lâu nhất trong tiến trình lịch sử của vương quốc Champa.
Đến kinh đô Hoàng Đế
Năm 1776, sau khi giành thắng lợi từ Phú Yên đến Quảng Nam, Nguyễn Nhạc sửa đắp mở rộng thành Đồ Bàn, đào lấy đá ong xây thành lũy, tạo dựng cung điện. Sách Đại Nam nhất thống chí chép: “Nhạc tiếm xưng Trung ương Hoàng đế, niên hiệu Thái Đức, xây thêm thành cũ Chà Bàn của Chiêm Thành để ở, gọi là thành Hoàng Đế”. Sách Tây Sơn nguyễn thị ký của Nguyễn Văn Hiển được viết sau thời Tây Sơn không xa có chép: “Tây Sơn – Nguyễn Nhạc xây thêm thành Xà Bàn để trú đóng, rồi mệnh danh là thành Hoàng Đế… Đến đời nhà Lê năm Bính Thân (1776), tức niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 37 và Tây Sơn – Nguyễn Nhạc năm thứ 4, bèn nhân đó mà đóng đô, mở rộng cửa Đông dài tới 15 dặm, tường thành được đắp cao rồi xây bằng đá ong, bề cao tới 1 trượng 4 thước, bề dày 2 trượng, mở thêm 1 cửa thành ra 5 cửa; riêng phía trước có 2 cửa, bên tả là cửa Tân Khai, bên hữu là cửa Vệ Môn, tức là cửa Nam xưa của Chiêm Thành mà ông Nhạc vẫn để như cũ, sau vì xét thấy cửa tả hơi lệch phía hữu, vả lại ở phía trước mặt cung thất không tiện cho sự vận chuyển, bèn mở thêm 1 cửa ở phía tả gọi là Khai Môn, còn cửa bên hữu vẫn để nguyên…, phía Tây - Nam có đàn Nam Giao tế trời đất; trong thành xây thành con…”.
Một thương gia người Anh khi đến thăm Nguyễn Nhạc vào giữa năm 1778 cho biết về “thành con” của kinh đô Hoàng Đế như sau: “tường thành phía Đông dài nửa dặm, không thấy có đại bác, lỗ châu mai, tháp canh gì cả. Cũng không thấy có lính canh ở cổng và trên tường thành … Điện chầu lợp ngói, xây cất theo kiểu nhà người Đàng Trong, được chống đỡ bởi những hàng cột bằng gỗ quý…”.
Một địa thế quân sự kiên cố
Các vương triều thường chọn địa điểm xây dựng thành lũy định đô phải đáp ứng các yêu cầu thuận lợi về chính trị, kinh tế - giao thương, quân sự, phong thủy… Và yếu tố quân sự luôn được đặt lên hàng đầu, bởi lẽ kinh thành cũng chính là “quân thành”.
Việc xây dựng kinh thành Đồ Bàn cho thấy rằng: người Chăm xưa rất giỏi trong việc sử dụng và kiến tạo địa hình. Một tài liệu viết thời vua Thành Thái “Thành Chà Bàn (Đồ Bàn), dựa vào núi Long Cốt để làm thế vững. Thành hình vuông rộng hơn 10 dặm, mở 4 cửa, xây bằng gạch, rào gỗ, tuy không có hào rãnh mà vẫn kiên cố…”.
H. Parmentier – một kiến trúc sư người Pháp, sau khi khảo sát nghiên cứu, viết về thành Đồ Bàn như sau: “Trên đường cái quan cách thành Bình Định mươi cây số, thấy vết tích một khu thành Chàm, mà kích thước được xếp hàng đầu trong số những công trình quân sự của dân tộc này… Một nhánh sông Bình Định bảo vệ phía Bắc… Tường bằng đất ốp đá ong… tòa thành được tạo bởi những gò đất có tính toán…”. Mặt khác, thành Đồ Bàn còn có tấm lá chắn vững chắc bảo vệ mặt biển, trấn giữ cảng Thị Nại (một thương cảng lớn lúc bấy giờ), cách thành Đồ Bàn khoảng 10km, đó là thành Thị Nại.
Địa thế kinh đô Đồ Bàn cũng chính là địa thế của thành Hoàng Đế được Nguyễn Văn Hiển nhận xét: “Thành Đồ Bàn được xây dựng vào trung tâm của nước, tựa vào thế vững của núi Long Cốt, non xanh bày hàng trước mặt, nước biếc uốn réo xung quanh… bên hữu lấy núi Phong làm lũy, bên tả lấy bể làm hào; núi Cù Mông như rồng cuộn khúc ở phía trước; bến Thạch Tân như cọp hùng cứ ở mặt sau, quả là nơi hiểm trở thiên nhiên vậy”.
Thành Hoàng Đế có quy mô lớn nhất trong hệ thống thành cổ Việt Nam còn đến nay (có chu vi 7.575m). Được coi là nơi “thắng địa”, vị trí cao thoáng, lấy núi Mò O làm tiền án phía Đông, núi Tam Sơn làm lá chắn phía Nam, phía Tây là những dải đồi thấp nối tiếp nhau trải dài tạo tấm lá chắn giăng trước lũy. Ba mặt thành, phía xa là các dòng sông uốn lượn như hào tự nhiên che chắn. Thành được xây dựng trên thế đất hội tụ núi sông liền kề, liên kết điệp trùng, vừa có thế công vừa có thế thủ.
Giới hạn không gian đầu tiên của kinh thành là vòng thành ngoại được xây đắp cao và kiên cố dựa theo địa hình tự nhiên, có chức năng chủ yếu là phòng vệ quân sự. Cấu trúc thành ngoại hình chữ nhật, tường thành cao nhất hiện còn là 6m, chân thành rộng hiện còn khoảng 30m - 40m, mặt thành rộng từ 4m - 5m. Tường thành được đắp trên nền đất đồi khá cứng, những chỗ nền yếu được kè đá vững chắc, ruột tường thành được xây bằng đá ong làm cốt, bên ngoài đắp đất lẫn gạch, ngói và gốm kè chân tường. Tường thành ngoại phía Tây lợi dụng những ngọn đồi thấp nối tiếp nhau tạo thành tường cao và hào sâu. Tường thành ngoại phía Bắc có con sông Quai Vạt uốn lượng bao quanh, vừa có chức năng bảo vệ thành, vừa có chức năng giao thông đường thủy.
Con đê Đỉnh Nhĩ đắp như hình móng ngựa, từ góc Tây - Nam thành ngoại nối vòng cung qua góc Tây – Bắc thành ngoại, từ sông La Vỹ nối qua sông Quai Vạt, bao bọc bờ thành ngoại phía Tây. Về quy mô, vật liệu và kỹ thuật xây dựng đê Đỉnh Nhĩ giống như thành ngoại thành Đồ Bàn, bề mặt đê hiện nay không còn nguyên trạng do quá trình tụ cư và canh tác của người dân, đoạn phía góc Tây – Nam mặt đê rộng từ 10m đến 15m, tổng chiều dài đê là 2.240m. Có ý kiến cho rằng: đê Đỉnh Nhĩ được người Chăm xây dựng kiên cố như một bờ thành nhằm mục đích để ngăn lũ, bảo vệ cánh đồng bên trong hoặc bảo vệ bờ thành ngoại phía Tây, xem ra chưa hợp lý. Bởi vì, cánh đồng bên trong không rộng và bờ thành ngoại phía Tây, nguyên là những gò đồi tự nhiên được sử dụng kiến tạo làm bờ thành, quá kiên cố vững chắc.
Đường thủy lúc bấy giờ là tuyến giao thông quan trọng, sông La Vỹ và sông Quai Vạt là hệ thống đường thủy tiếp cận thành Đồ Bàn - thành Hoàng Đế. Có thể, con đê Đỉnh Nhĩ là hệ thống “thành ngoại thứ hai” được người Chăm xây dựng để củng cố vững chắc mặt thành xung yếu phía Tây – hướng giao thông đường thủy (!).
Sự kiên cố của tòa thành, cùng với điều kiện địa thế tự nhiên… đã tạo nên sự hồi sinh tòa thành bỏ hoang phế sau hơn 300 năm, có một không hai trong lịch sử Việt Nam. Một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng để cả hai vương triều cùng chọn nơi này định đô, và ngày nay trở thành di sản văn hóa “hai trong một” đó chính là yếu tố quân sự.
NGUYỄN THANH QUANG
http://www.baobinhdinh.com.vn
Các vương triều thường chọn địa điểm xây dựng thành lũy định đô phải đáp ứng các yêu cầu thuận lợi về chính trị, kinh tế - giao thương, quân sự, phong thủy… Và yếu tố quân sự luôn được đặt lên hàng đầu, bởi lẽ kinh thành cũng chính là “quân thành”.
Việc xây dựng kinh thành Đồ Bàn cho thấy rằng: người Chăm xưa rất giỏi trong việc sử dụng và kiến tạo địa hình. Một tài liệu viết thời vua Thành Thái “Thành Chà Bàn (Đồ Bàn), dựa vào núi Long Cốt để làm thế vững. Thành hình vuông rộng hơn 10 dặm, mở 4 cửa, xây bằng gạch, rào gỗ, tuy không có hào rãnh mà vẫn kiên cố…”.
H. Parmentier – một kiến trúc sư người Pháp, sau khi khảo sát nghiên cứu, viết về thành Đồ Bàn như sau: “Trên đường cái quan cách thành Bình Định mươi cây số, thấy vết tích một khu thành Chàm, mà kích thước được xếp hàng đầu trong số những công trình quân sự của dân tộc này… Một nhánh sông Bình Định bảo vệ phía Bắc… Tường bằng đất ốp đá ong… tòa thành được tạo bởi những gò đất có tính toán…”. Mặt khác, thành Đồ Bàn còn có tấm lá chắn vững chắc bảo vệ mặt biển, trấn giữ cảng Thị Nại (một thương cảng lớn lúc bấy giờ), cách thành Đồ Bàn khoảng 10km, đó là thành Thị Nại.
Địa thế kinh đô Đồ Bàn cũng chính là địa thế của thành Hoàng Đế được Nguyễn Văn Hiển nhận xét: “Thành Đồ Bàn được xây dựng vào trung tâm của nước, tựa vào thế vững của núi Long Cốt, non xanh bày hàng trước mặt, nước biếc uốn réo xung quanh… bên hữu lấy núi Phong làm lũy, bên tả lấy bể làm hào; núi Cù Mông như rồng cuộn khúc ở phía trước; bến Thạch Tân như cọp hùng cứ ở mặt sau, quả là nơi hiểm trở thiên nhiên vậy”.
Thành Hoàng Đế có quy mô lớn nhất trong hệ thống thành cổ Việt Nam còn đến nay (có chu vi 7.575m). Được coi là nơi “thắng địa”, vị trí cao thoáng, lấy núi Mò O làm tiền án phía Đông, núi Tam Sơn làm lá chắn phía Nam, phía Tây là những dải đồi thấp nối tiếp nhau trải dài tạo tấm lá chắn giăng trước lũy. Ba mặt thành, phía xa là các dòng sông uốn lượn như hào tự nhiên che chắn. Thành được xây dựng trên thế đất hội tụ núi sông liền kề, liên kết điệp trùng, vừa có thế công vừa có thế thủ.
Giới hạn không gian đầu tiên của kinh thành là vòng thành ngoại được xây đắp cao và kiên cố dựa theo địa hình tự nhiên, có chức năng chủ yếu là phòng vệ quân sự. Cấu trúc thành ngoại hình chữ nhật, tường thành cao nhất hiện còn là 6m, chân thành rộng hiện còn khoảng 30m - 40m, mặt thành rộng từ 4m - 5m. Tường thành được đắp trên nền đất đồi khá cứng, những chỗ nền yếu được kè đá vững chắc, ruột tường thành được xây bằng đá ong làm cốt, bên ngoài đắp đất lẫn gạch, ngói và gốm kè chân tường. Tường thành ngoại phía Tây lợi dụng những ngọn đồi thấp nối tiếp nhau tạo thành tường cao và hào sâu. Tường thành ngoại phía Bắc có con sông Quai Vạt uốn lượng bao quanh, vừa có chức năng bảo vệ thành, vừa có chức năng giao thông đường thủy.
Con đê Đỉnh Nhĩ đắp như hình móng ngựa, từ góc Tây - Nam thành ngoại nối vòng cung qua góc Tây – Bắc thành ngoại, từ sông La Vỹ nối qua sông Quai Vạt, bao bọc bờ thành ngoại phía Tây. Về quy mô, vật liệu và kỹ thuật xây dựng đê Đỉnh Nhĩ giống như thành ngoại thành Đồ Bàn, bề mặt đê hiện nay không còn nguyên trạng do quá trình tụ cư và canh tác của người dân, đoạn phía góc Tây – Nam mặt đê rộng từ 10m đến 15m, tổng chiều dài đê là 2.240m. Có ý kiến cho rằng: đê Đỉnh Nhĩ được người Chăm xây dựng kiên cố như một bờ thành nhằm mục đích để ngăn lũ, bảo vệ cánh đồng bên trong hoặc bảo vệ bờ thành ngoại phía Tây, xem ra chưa hợp lý. Bởi vì, cánh đồng bên trong không rộng và bờ thành ngoại phía Tây, nguyên là những gò đồi tự nhiên được sử dụng kiến tạo làm bờ thành, quá kiên cố vững chắc.
Đường thủy lúc bấy giờ là tuyến giao thông quan trọng, sông La Vỹ và sông Quai Vạt là hệ thống đường thủy tiếp cận thành Đồ Bàn - thành Hoàng Đế. Có thể, con đê Đỉnh Nhĩ là hệ thống “thành ngoại thứ hai” được người Chăm xây dựng để củng cố vững chắc mặt thành xung yếu phía Tây – hướng giao thông đường thủy (!).
Sự kiên cố của tòa thành, cùng với điều kiện địa thế tự nhiên… đã tạo nên sự hồi sinh tòa thành bỏ hoang phế sau hơn 300 năm, có một không hai trong lịch sử Việt Nam. Một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng để cả hai vương triều cùng chọn nơi này định đô, và ngày nay trở thành di sản văn hóa “hai trong một” đó chính là yếu tố quân sự.
NGUYỄN THANH QUANG
http://www.baobinhdinh.com.vn
Nhận xét
Đăng nhận xét