Thành Cha
Thuở vàng son, thành Cha có tên là Phật Thệ, thành đô của kinh đô Vijaya. Đây là một trong bốn thành cổ Chăm Pa ở Bình Định, từng là trung tâm kinh tế, chính trị của khu vực này khoảng từ thế kỉ VIII đến thế kỉ XV. Thế nhưng ngày nay, thành Cha chỉ là một phế tích …
Thành Cha nằm ở phía nam kinh thành Vijaya, nay thuộc địa phận thôn An Thành xã Nhơn Lộc huyện An Nhơn – Bình Định. Nằm trên một dải đất cao ở bờ nam sông Kôn, thành Cha gồm hai khu thành lớn nhỏ được xây dựng gần nhau (còn gọi là thành nội, thành ngoại), đều có bình đồ hình chữ nhật.
Ở khu vực thành lớn, các cặp tường thành đối diện nhau với chiều dài chênh lệch không đáng kể. Khi xây dựng, người xưa dựa vào hướng sông Kôn, nên chiều dài của bức tường thành phía bắc dài hơn phía nam một đoạn khoảng 100m. Cặp tường thành phía đông và phía tây dài gần 350m, còn cặp tường thành phía bắc và phía nam dài gần 950m. Ngoại trừ mặt thành phía bắc do gần sông Kôn nên bị xói lở gần hết, các mặt còn lại tương đối nguyên vẹn.
Ở góc tây bắc của khu vực thành lớn còn có dấu tích một khuôn viên hình chữ nhật, được bao bọc xung quanh một gò gạch mà trong đó số lượng gạch ngói còn sót lại rất lớn với những thềm cửa, trụ cửa có kích thước lớn, đặc biệt là có rất nhiều viên gạch ngói âm dương và ngói ống - loại vật liệu kiến trúc có trang trí chỉ tìm thấy tại kinh đô cũ của ChămPa như Trà Kiệu. Tại khu vực này, người ta đã phát hiện ra bức tượng bán thân của nữ thần Kabêra Yakshini rất đẹp cùng với những bức phù điêu được làm bằng đất nung rất tinh xảo, là minh chứng cho sự tồn tại hiện thực của một kiến trúc đô thành.
Khu thành nhỏ được nằm giáp lưng với khu thành lớn theo hướng tây bắc, có chiều rộng 134 m và chiều dài 240m. Một điều thú vị ở đây là nhà kiến tạo nên thành cổ Phật Thệ này đã cố tình bố trí hai khu thành lớn nhỏ theo thế liên hòan, được thể hiện ở chỗ là bức tường phía đông thành nhỏ cũng chính là một phần bức tường phía tây thành lớn nối thêm một đoạn nữa.
Tại khu thành nhỏ này, người ta không tìm thấy dấu vết bức tường ở phía bắc và nó lấy sông Kôn làm hào để tạo thành lá chắn bảo vệ thành. Chính điều này cho thấy khu thành nhỏ được người đời xưa bố trí như một tiền đồn của khu thành lớn, là tuyến giao thông đường thủy rất quan trọng.
Từ các đoạn trích trong Đại Việt sử ký toàn thư, nữ sĩ Trần Thị Huyền Trang (Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Hội văn học nghệ thuật Bình Định) đã cho rằng, thành nằm ở bờ nam sông Ngũ Bồ có tên là Phật Thệ. Từ cửa Thi Lị Bi Nại có thể lên thành theo đường sông tu Mao (sông Tân An bây giờ).
Theo người dân địa phương thì tại khu vực thành Cha ngày nay vẫn còn các địa danh như Đồng Mây, Đồng La. Căn cứ theo sự mô tả trong các tư liệu như Đại Nam Nhất Thống chí, Đại Việt sử ký toàn thư thì thành Phật Thệ hòan tòan trùng khớp với địa cuộc của thành Cha ở thôn An Thành – Nhơn Lộc huyện An Nhơn. Vì vậy, Thành Cha chính là thành Phật Thệ thuở xưa.
Ngày nay, nhiều người vẫn nhầm tưởng thành Phật Thệ chính là một cái tên gọi khác của thành Đồ Bàn, cũng bởi vì cái tên Phật Thệ cứ được nhắc lại nhiều lần trong nhiều tư liệu lịch sử với tư cách là thành đô của kinh đô Vijaya.
Thành Cha được xếp hạng Di tích văn hóa cấp Quốc gia vào ngày 27/11/2003, thế nhưng do nó đã sớm trở thành phế tích nên có rất ít thông tin trong các sử liệu. Một số nhà khảo cổ học đã tìm về Bình Định để khảo sát, nghiên cứu thành Cha. Nhưng những thông tin các nhà nghiên cứu đưa ra cũng vẫn chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát và mô tả ban đầu về tòa thành cổ của người ChămPa. Mãi đến tận năm 2001, khi Bảo tàng tổng hợp tỉnh Bình Định lập hồ sơ, đề nghị công nhận là Di tích văn hóa cấp quốc gia thì thành Cha lúc bấy giờ mới được khảo sát, tuy nhiên nó cũng chỉ được khảo sát trên mặt đất mà thôi.
Thành Cha được xây đắp bằng đất, bên trong có trộn gạch vữa và ngói ống. Theo các nhà nghiên cứu, thành Cha có thể từng giữ chức năng là trung tâm chính trị, quân sự của châu Vijaya và sau đó nó gần như đóng vai trò là kinh đô ChămPa trong giai đoạn người Chiêm Thành dời đô từ đất Quảng Nam vào Bình Định.
Ngoài bức tượng trên, năm 1991, tại ngã ba Tề (gần khu trung tâm thành), người ta cũng tìm được 10 hiện vật bằng đất nung. Dựa vào hình dáng và đề tài thể hiện, nhiều người cho rằng đó là phù điêu trang trí cho một công trình kiến trúc. Cuối năm 2005, khi vét mương bờ hào thành phía Bắc, người dân ở đây cũng tìm thấy một Linga bằng đá. Nhiều người dân thôn An Thành cho biết, tại một số nơi trong thành, khi đào xuống đất khoảng 7-8 tấc, họ bắt gặp các đường rãnh, hai bên bờ là đất, nhưng bên trong chứa đầy cát trắng(?).
Tổng hợp từ http://baophapluat.vn/ và http://www.baobinhdinh.com.vn/
Ngày 10.10.2016, Bảo tàng Tổng hợp và Ban Quản lý di tích tỉnh Bình Định phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành (thuộc Viện Khoa học xã hội) khai quật lần thứ 2 di tích thành Cha thuộc thôn An Thành, xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn.
Toàn cảnh khu thành Cha (thôn An Thành, xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn, Bình Định)
Thành Cha nằm ở phía nam kinh thành Vijaya, nay thuộc địa phận thôn An Thành xã Nhơn Lộc huyện An Nhơn – Bình Định. Nằm trên một dải đất cao ở bờ nam sông Kôn, thành Cha gồm hai khu thành lớn nhỏ được xây dựng gần nhau (còn gọi là thành nội, thành ngoại), đều có bình đồ hình chữ nhật.
Ở khu vực thành lớn, các cặp tường thành đối diện nhau với chiều dài chênh lệch không đáng kể. Khi xây dựng, người xưa dựa vào hướng sông Kôn, nên chiều dài của bức tường thành phía bắc dài hơn phía nam một đoạn khoảng 100m. Cặp tường thành phía đông và phía tây dài gần 350m, còn cặp tường thành phía bắc và phía nam dài gần 950m. Ngoại trừ mặt thành phía bắc do gần sông Kôn nên bị xói lở gần hết, các mặt còn lại tương đối nguyên vẹn.
Ở góc tây bắc của khu vực thành lớn còn có dấu tích một khuôn viên hình chữ nhật, được bao bọc xung quanh một gò gạch mà trong đó số lượng gạch ngói còn sót lại rất lớn với những thềm cửa, trụ cửa có kích thước lớn, đặc biệt là có rất nhiều viên gạch ngói âm dương và ngói ống - loại vật liệu kiến trúc có trang trí chỉ tìm thấy tại kinh đô cũ của ChămPa như Trà Kiệu. Tại khu vực này, người ta đã phát hiện ra bức tượng bán thân của nữ thần Kabêra Yakshini rất đẹp cùng với những bức phù điêu được làm bằng đất nung rất tinh xảo, là minh chứng cho sự tồn tại hiện thực của một kiến trúc đô thành.
Khu thành nhỏ được nằm giáp lưng với khu thành lớn theo hướng tây bắc, có chiều rộng 134 m và chiều dài 240m. Một điều thú vị ở đây là nhà kiến tạo nên thành cổ Phật Thệ này đã cố tình bố trí hai khu thành lớn nhỏ theo thế liên hòan, được thể hiện ở chỗ là bức tường phía đông thành nhỏ cũng chính là một phần bức tường phía tây thành lớn nối thêm một đoạn nữa.
Tại khu thành nhỏ này, người ta không tìm thấy dấu vết bức tường ở phía bắc và nó lấy sông Kôn làm hào để tạo thành lá chắn bảo vệ thành. Chính điều này cho thấy khu thành nhỏ được người đời xưa bố trí như một tiền đồn của khu thành lớn, là tuyến giao thông đường thủy rất quan trọng.
Từ các đoạn trích trong Đại Việt sử ký toàn thư, nữ sĩ Trần Thị Huyền Trang (Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Hội văn học nghệ thuật Bình Định) đã cho rằng, thành nằm ở bờ nam sông Ngũ Bồ có tên là Phật Thệ. Từ cửa Thi Lị Bi Nại có thể lên thành theo đường sông tu Mao (sông Tân An bây giờ).
Theo người dân địa phương thì tại khu vực thành Cha ngày nay vẫn còn các địa danh như Đồng Mây, Đồng La. Căn cứ theo sự mô tả trong các tư liệu như Đại Nam Nhất Thống chí, Đại Việt sử ký toàn thư thì thành Phật Thệ hòan tòan trùng khớp với địa cuộc của thành Cha ở thôn An Thành – Nhơn Lộc huyện An Nhơn. Vì vậy, Thành Cha chính là thành Phật Thệ thuở xưa.
Ngày nay, nhiều người vẫn nhầm tưởng thành Phật Thệ chính là một cái tên gọi khác của thành Đồ Bàn, cũng bởi vì cái tên Phật Thệ cứ được nhắc lại nhiều lần trong nhiều tư liệu lịch sử với tư cách là thành đô của kinh đô Vijaya.
Thành Cha được xây đắp bằng đất, bên trong có trộn gạch vữa và ngói ống. Theo các nhà nghiên cứu, thành Cha có thể từng giữ chức năng là trung tâm chính trị, quân sự của châu Vijaya và sau đó nó gần như đóng vai trò là kinh đô ChămPa trong giai đoạn người Chiêm Thành dời đô từ đất Quảng Nam vào Bình Định.
Ông Trần Tuần, 76 tuổi, một người dân ở thôn An Thành, cho biết: “Trước đây, trong thành có rất nhiều gò cao thấp và cây cối um tùm. Sau này, khi người ta cải tạo lại đất để sản xuất, phần lớn các gò đã bị ủi gần hết”. Cũng trong đợt san ủi đất này, người ta còn tính ủi luôn gò Ông Tị, một nơi được cho là có dấu tích kiến trúc, nằm trong khu vực thành Nội. Rất may, mới ủi được một phần, thì cơ quan quản lý văn hóa đã kịp thời can thiệp. Cũng tại gò Ông Tị, khi san ủi, người ta đã tìm thấy một tượng thần Tài Lộc bán thân. Bức tượng này đã được những người san ủi đem vào Khánh Hòa bán; sau đó, làm một tượng “giả” để trả lại, nhưng bị các cơ quan chức năng phát hiện và thu hồi. Tượng thần Tài Lộc (hiện trưng bày tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh), là một tượng đẹp và hiếm.
Tượng thần Tài Lộc tìm thấy ở thành Cha. Ảnh: Hoài Thu
Ngoài bức tượng trên, năm 1991, tại ngã ba Tề (gần khu trung tâm thành), người ta cũng tìm được 10 hiện vật bằng đất nung. Dựa vào hình dáng và đề tài thể hiện, nhiều người cho rằng đó là phù điêu trang trí cho một công trình kiến trúc. Cuối năm 2005, khi vét mương bờ hào thành phía Bắc, người dân ở đây cũng tìm thấy một Linga bằng đá. Nhiều người dân thôn An Thành cho biết, tại một số nơi trong thành, khi đào xuống đất khoảng 7-8 tấc, họ bắt gặp các đường rãnh, hai bên bờ là đất, nhưng bên trong chứa đầy cát trắng(?).
Tổng hợp từ http://baophapluat.vn/ và http://www.baobinhdinh.com.vn/
---------------------------------------------
Khai quật thành Cha
Lần khai quật này trên diện tích 450 m² tiếp tục phát hiện thêm nhiều nền móng kiến trúc tháp và bờ thành do người Chăm Pa xây dựng.
Trong đợt khai quật thành Cha lần thứ nhất (cuối năm 2015), các nhà khoa học đã phát hiện được nền móng kiến trúc của đền thờ và thu thập gần 6.700 di vật.
Các di vật bát vỡ, vò văn in ô vuông..
Cốc chân cao
Đầu ngói ông trang trí mặt hề, mặt sư tử
Tại hố đào ở khu vực gò Ông Tỵ, đoàn khai quật đã phát hiện 2 lớp kiến trúc chồng lên nhau. Lớp thứ nhất có nhiều đầu ngói ống, gạch Chăm... nằm sát lớp đất nền; lớp thứ hai là một nền móng tháp nhưng chưa xác định được quy mô, xuất lộ lối đi vào cửa chính và lối đi rẽ theo bờ tường tháp. Hố khai quật thứ hai cách hố thứ nhất khoảng 5 m xuất lộ nền móng kiến trúc tháp hình chữ nhật rất rõ, diện tích khoảng 25 m2. Tại hố khai quật này còn dấu vết nền móng bờ tường gạch khá nguyên vẹn. Hố khai quật thứ ba là một lớp cắt tường thành mặt bắc thành Cha, giáp với sông Tân An. Hố thứ tư chỉ phát hiện được gạch, ngói... bị vỡ vụn của người Chăm Pa. Đoàn khai quật còn thu thập được rất nhiều hiện vật kiến trúc, đồ gốm thời kỳ Sa Huỳnh muộn và Chăm Pa sớm, 1 mũi giáo kim loại rất nặng...Trong đợt khai quật thành Cha lần thứ nhất (cuối năm 2015), các nhà khoa học đã phát hiện được nền móng kiến trúc của đền thờ và thu thập gần 6.700 di vật.
Văn Vỹ- Quang Hải
Nhận xét
Đăng nhận xét